Ngày 6/5, trong chuyến thăm Việt Nam, giáo sư (GS) Ian Frazer đã có buổi giao lưu tại Trường đại học Y Hà Nội. Thành công mà GS. Ian Frazer đã đạt được mang lại hy vọng cho hàng triệu người phụ nữ trên thế giới để phòng tránh một căn bệnh quái ác, là nỗ lực của cả đời tận tâm với ngành miễn dịch học với trái tim luôn hướng về người bệnh của ông.

 

Ðam mê thời nhỏ

GS. Ian Frazer sinh năm 1953 tại Glasgow, Anh trong một gia đình có truyền thống làm nghề y. Bố ông là một bác sĩ cả đời gắn bó với phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh và quản lý bệnh viện, còn mẹ ông là một nhà khoa học. Khi còn nhỏ, cậu bé Ian đã đem lòng say mê y học qua những lần tới phòng thí nghiệm của bố chơi. Từ đó, cậu đã ước mơ trở thành một bác sĩ và một nhà khoa học nghiên cứu về y khoa. Khi đang học trung học thì mẹ Ian làm luận án tiến sĩ. Bà thường mang các công trình nghiên cứu về nhà làm. Ian giúp mẹ đếm đường kính của các tế bào thần kinh dưới kính hiển vi. Hồi nhỏ, Ian rất tò mò, muốn tìm hiểu nguyên lý làm việc của mọi vật xung quanh. Năm 1974, ông tới Viện nghiên cứu y học Walters và Eliza Hall tại Melbourn, Australia thực tập và đây đã trở thành nơi để ông tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học của mình. Ông đã hoàn thành việc học tại Đại học Y Edinburg, Scotland. Tại Australia, ông đã quen người bạn đời của mình, kết hôn và có 3 con trai, trong đó 2 người theo nghề y. Frazer đã từng làm việc trong các khoa ghép thận, gan, nghiên cứu về virus HIV nhưng ông tỏ ra đặc biệt quan tâm tới virus Papilloma ở người (HPV) hơn cả.

 GS. Ian Frazer và vợ Caroline lần đầu tiên tới thăm Việt Nam.

Ðến khát vọng  chinh phục

Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng, nhiễm khuẩn gây ra 20% số ca ung thư trên toàn thế giới. Virut viêm gan B gây ra ung thư gan, HPV gây ra ung thư cổ tử cung và Helicobacter pylori là tác nhân gây ra ung thư dạ dày. Chỉ riêng ung thư cổ tử cung hiện nay gây khoảng nửa triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học, ung thư là căn bệnh có thể phòng tránh được. Năm 2006, dựa vào phát hiện virus HPV của GS. Harald người Đức, GS. Ian Frazer đã cho ra đời vaccin phòng tránh ung thư cổ tử cung. Người đồng nghiệp lâu năm trong công trình nghiên cứu tâm huyết của ông là TS. Jian Zhou, nhà virut học người Trung Quốc không may đã qua đời từ năm 1999.

 Và truyền lửa đam mê

Trong chuyến thăm tới Việt Nam của GS. Frazer, ngày 6/5, tại Đại học Y Hà Nội, ông đã nói chuyện về hành trình tìm ra vaccin và cho rằng đó là một sự may mắn. Ban đầu, ông không định nghiên cứu về vaccin mà chỉ định tìm hiểu về con virut HPV. Thế rồi qua các thí nghiệm, những khám phá bất ngờ về đặc tính của nó đã biến sự nguy hiểm của con virut hoàn toàn có thể được khống chế và thế là một loại vaccin ra đời. Thành quả của 30 năm miệt mài với ngành miễn dịch học giờ đã mang lại kết quả. Khi loại vaccin phòng ngừa ung thư đầu tiên trên thế giới ra đời, hàng trăm ngàn thiếu nữ trên thế giới xếp hàng chờ tiêm chủng vaccin ung thư cổ tử cung. Cho tới nay, 54 triệu liều vaccin này đã được tiêm cho các em gái độ tuổi từ 13 - 17 trên toàn cầu. Tại Australia, 80% thiếu nữ được tiêm vaccin phòng ung thư cổ tử cung. 80 nước đã cấp phép để đưa vào sử dụng loại vaccin này. Theo GS. Frazer, độ tuổi phù hợp để tiêm vaccin là từ 10 -15 tuổi, vaccin này có thể tiêm cho cả nam và nữ, vì nam giới cũng có thể mang virut HPV trong người. Ông cho biết, hiện đội ngũ của ông đang nghiên cứu để phát triển loại vaccin phòng ung thư cổ tử cung cho người đã trưởng thành, kể cả những người đã bị nhiễm virut cũng có thể chống lại việc bị mắc ung thư. Ông cùng đội ngũ của mình tiếp tục nghiên cứu về cơ chế điều hoà miễn dịch và các loại vaccin chống nhiễm ung thư có liên quan đến HPV, đồng thời thúc đẩy những nỗ lực nhằm phân phối vaccin theo nhu cầu cho phụ nữ ở các nước đang phát triển. 
 
                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục