Một bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Một bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Tại TPHCM đã ghi nhận có 9 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng l Bệnh viện Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài để xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh này

Trường hợp mới nhất biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng vừa được cứu sống là bé L.T.T (33 tháng tuổi, ngụ huyện Hóc Môn). Bé T. mắc bệnh đã 3 ngày với biểu hiện ban đầu là sốt, ho, tiêu lỏng 2-3 lần/ngày; sang ngày thứ 3 thì sốt li bì, giật mình, khó thở, tím tái, nổi nốt hồng ban ở chân và mông, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng lơ mơ, co giật, biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tim…

Báo động

Thông tin từ các bệnh viện nhi tại TPHCM những ngày qua cho biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở TP và các tỉnh lân cận đưa đến khám, điều trị tăng dồn dập, dẫn đến tình trạng quá tải. Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nằm chật cả lối đi dọc hành lang.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện mỗi ngày trung bình khoa tiếp nhận thêm từ 7-10 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Nếu đầu tháng 4, mỗi ngày khoa có khoảng 35-40 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị nội trú thì nay con số đã tăng lên trên 100 ca, trong khi khoa chỉ có 80 giường bệnh. Điều đáng lo là trong số đó có những trẻ bị biến chứng rất nặng, phải thở máy. “Thời điểm này năm ngoái, trẻ mắc bệnh không dồn dập như bây giờ” - bác sĩ Khanh cho biết. Tại Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện số trẻ nằm điều trị nội trú bệnh tay chân miệng cũng khoảng 100 ca, trong đó có nhiều ca rất nặng, phải hỗ trợ máy thở.

Một bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP đã đến thời điểm báo động với mỗi tuần có 200 ca mắc bệnh được ghi nhận, trong đó 70% là trẻ dưới 5 tuổi. Trong tháng 4, TP ghi nhận có gần 600 ca mắc (cả tháng 3  chỉ có 309 ca), trong đó có 3 trẻ tử vong. Như vậy là chỉ chưa đầy 5 tháng, tại các bệnh viện ở TPHCM đã ghi nhận có 9 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng.

Theo Bộ Y tế, trong số trên 2.000 ca mắc bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến nay ở 26 tỉnh, TP thì các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam chiếm 96%. Nhận định các chuyên gia y tế cho thấy bệnh tay chân miệng sẽ bùng phát dữ dội nếu không được xử lý, kiểm soát tốt..

Triển khai phòng chống trên diện rộng

Thời gian qua, ngành y tế đã liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng nhưng số trường hợp mắc bệnh vẫn không ngừng tăng cao. Trong số trẻ mắc bệnh có 30% trẻ đang đi học tại các trường mầm non. Theo nhận định của lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng và các bác sĩ điều trị, điều lo ngại là bệnh tay chân miệng nhiều khả năng đã xuất hiện chủng virus gây bệnh mới. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã gửi mẫu sang nước ngoài làm xét nghiệm để làm rõ về type virus gây bệnh này.

Trước tình hình này, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết đã yêu cầu các cơ sở y tế dự phòng quận, huyện nhanh chóng triển khai thực hiện vệ sinh, khử khuẩn phòng chống bệnh trên diện rộng, kéo dài liên tục trong vòng một tháng, tập trung vào trường học, nhà trọ, nhà có trẻ mắc bệnh. Sở Y tế cũng phối hợp với Sở GD-ĐT lập 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh tại các trường mầm non, đồng thời triển khai nghiêm túc hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học; truyền thông nâng cao ý thức phòng chống bệnh và nghiêm túc không đưa trẻ đến trường khi bị sốt hoặc mắc bệnh…

Dễ lây lan ở trường học

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây qua tiếp xúc chung các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế... Những nơi tụ tập đông người như nhà trẻ, mẫu giáo… có nguy cơ lây lan cao nhất.
Các biện pháp phòng bệnh: Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, vật dụng cá nhân, rửa và phơi nắng đồ chơi; cho trẻ ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi; rửa tay sạch sẽ trước ăn và sau khi đi cầu; cách ly khi có người nhà hoặc trong lớp học có trẻ nghi ngờ bị bệnh; tăng cường dinh dưỡng đầy đủ và ngủ nghỉ, vui chơi hợp lý.
 
                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và các đại biểu tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến.
Thịt heo sạch cũng có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh minh hoạ).

Dân số Cuba tiếp tục đi xuống do tỷ lệ sinh giảm

Tính tới cuối năm 2010, dân số Cuba ở mức hơn 11,2 triệu người, ít hơn gần 1.500 người so với năm 2009 và tiếp tục xu hướng giảm của những năm trước đó.

Có sự liên quan giữa chất độc da cam và ung thư thận

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế các vấn đề cựu chiến binh tại bang Louisiana, Mỹ vừa phát hiện có sự liên quan giữa chất độc da cam/dioxin ở các cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và bệnh ung thư thận.

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

(HBĐT)- “Công tác dân số có tác động tới phát triển KT – XH trên địa bàn. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã Hiền Lương (Đà Bắc) luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị của xã.”- Đó là chia sẻ của chị Xa Thị Hiến, cán bộ chuyên trách dân số xã Hiền Lương về công tác DS – KHHGĐ trên địa bàn.

Ngộ độc chất phụ gia thực phẩm

Chất phụ gia (PG) là chất được bổ sung vào thức ăn trong quá trình bảo quản hoặc dùng trong chế biến thức ăn để món ăn ngon miệng, đẹp mắt, hấp dẫn hơn, PG thường không có giá trị dinh dưỡng song nếu sử dụng các chất PG một cách bừa bãi, hoặc quá lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

Đẩy lùi cơn mệt mỏi

Bạn đi làm hay đi học luôn trong tình trạng mệt mỏi, ngái ngủ..., đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo một số lời khuyên sau từ các chuyên gia Canada, được tạp chí Reader’s Digest dẫn lại, bạn sẽ dễ dàng vượt qua trạng thái khó chịu này.

Bảo vệ da đón nắng hè

Xạm, đen và bóng dầu chắc chắn là những điều bạn không mong muốn trong những ngày hè sắp tới. Vậy phải bắt đầu từ đâu?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục