Phường Đồng Tiến (TPHB) quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em.
(HBĐT) - Năm 1998, toàn tỉnh có trên 43% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng - chống dinh dưỡng trẻ em (SDDTE), dưới sự quan tâm chỉ đạo của BCĐ các cấp và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ tham gia chương trình, phòng – chống SDDTE trên địa bàn toàn tỉnh đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Những năm qua, phòng - chống SDDTE luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền coi trọng bằng việc đưa vào là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết của Đảng cũng như kế hoạch hoạt động của chính quyền. BCĐ thực hiện chiến lược quốc gia dinh dưỡng thường xuyên được kiện toàn ở các cấp. Nhờ đó, các hoạt động dinh dưỡng đã được triển khai rộng khắp với hệ thống cán bộ mạng lưới luôn được bổ sung và củng cố. Hiện tại, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách dinh dưỡng. 2.070/2.089 thôn, bản có CTV dinh dưỡng. Hàng năm, đội ngũ cán bộ giám sát tuyến huyện, cán bộ chuyên trách tuyến xã và CTV dinh dưỡng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động tại cộng đồng.
Các hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng đã được đẩy mạnh thông qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đội ngũ cán bộ chuyên trách xã và CTV thôn bản phối hợp với lực lượng truyền thông cơ sở tuyên truyền trên hệ thống loa đài, băng rôn, khẩu hiệu, ra quân cổ động, tổ chức các buổi nói chuyện tại mỗi cuộc họp xóm, họp của các đoàn thể và tư vấn trực tiếp về các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng thiết yếu tại cộng đồng. Đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng ở nhiều xã đã tích cực thăm gia đình đối tượng để hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi, bà mẹ có con từ 2 – 5 tuổi bị SDD…
Cùng với nỗ lực của ngành y tế, một số ngành, đoàn thể cũng vào cuộc thực hiện chương trình, nhất là Hội Phụ nữ các cấp đã lồng ghép hoạt động phòng - chống SDDTE vào nội dung sinh hoạt của các chi hội. Qua đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống SDDTE, toàn tỉnh đã có 99,7% phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén, 99,3% phụ nữ đẻ có bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai. Cơ bản phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi và được khám thai đủ, đúng lịch. Cùng với đó đã có 99,9% trẻ sơ sinh được theo dõi cân nặng ngay khi sinh, 99% trẻ em dưới 2 tuổi và 95,6% trẻ em từ 2 – 5 tuổi SDD được theo dõi cân nặng hàng tháng. Từ những kết quả hoạt động này đã góp phần giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống còn 22,7% (năm 2010); giảm tỷ lệ SDD trẻ em thể thấp còi xuống còn 30,6%.
Bà Trần Thị Ấn, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh chia sẻ: Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, song tỷ lệ này còn khá cao. Tỉnh ta đứng thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân cao và đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi cao. Hiện, toàn tỉnh vẫn còn 24 xã trọng điểm SDDTE. Trên thực tế việc giảm tỷ lệ SDDTE ở thể thấp còi là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự cải thiện toàn diện và bền vững trong chăm sóc dinh dưỡng. Nhưng tỉnh ta chưa có nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho chương trình và chương trình này cũng chưa được xã hội hoá. Trong khi đó, địa bàn triển khai lại rộng khắp trên 100% xã, phường, thị trấn nên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. Để thực hiện thường xuyên theo dõi chiều cao cho trẻ đòi hỏi đội ngũ CTV phải được trang bị kỹ năng và phương tiện nhưng công việc này vẫn chưa được thực hiện do nguồn lực còn hạn chế. Mặt khác, mạng lưới CTV ở các thôn, xóm đã được củng cố, lồng ghép với đội ngũ y tế thôn bản song chế độ phụ cấp chỉ dành cho các CTV và cán bộ chuyên trách tại các xã trọng điểm nên đã nảy sinh những khó khăn trong thực hiện chương trình tại các xã triển khai chung. Ngoài ra, vai trò chỉ đạo, giám sát của BCĐ xã và cán bộ chuyên trách dinh dưỡng đối với đội ngũ CTV chưa thường xuyên làm hạn chế hiệu quả hoạt động của mạng lưới. Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng chưa cao nên chưa duy trì bền vững sự thay đổi hành vi của các đối tượng. Vì vậy, để chương trình phòng – chống SDDTE đạt được hiệu quả thiết thực hơn nữa, nhất thiết cần có sự tăng cường về nguồn lực để nâng cao nhiều hơn chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới cũng như công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ.
Hoàng Nga
(HBĐT) - 5 giờ kém, trời còn chưa sáng rõ mặt người, ở phía sân trước cửa UBND phường Tân Thịnh (TPHB) và khu vực nhà văn hóa của các tổ, các cụ đã tập trung khá đông đủ để tập các bài tập thể dục dưỡng sinh.
Timothy Ray Brown, 45 tuổi, thường được gọi là bệnh nhân Berlin bởi vì ông từng sống ở thành phố này, đã được khẳng định là người đầu tiên trong lịch sử được chữa khỏi bệnh AIDS hoàn toàn vào giữa tháng 5 vừa qua sau hơn 4 năm thử thách.
Bổ sung hàm lượng cao vitamin D và tắm nắng nhiều có thể giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh đa xơ cứng (MS - bệnh của hệ thần kinh gây tê liệt dần dần).
Bác sĩ Lê Thế Bình, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cho biết, từ khoảng 19 giờ ngày 3-6 đến 4 giờ ngày 4-6, đã có 91 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm.
Căn cứ vào các thông tin cập nhật và trao đổi với cơ quan Y tế Ðài Loan (Trung Quốc) và thông tin từ mạng INFOSAN, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa yêu cầu 13 cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu thực hiện kiểm tra chặt chỉ tiêu DEHP không những đối với phụ gia tạo đục, mà còn đối với các sản phẩm giải khát có xuất xứ từ Ðài Loan.
Hiện trên thị trường còn 3.688 thùng thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO được cho là nhiễm chất độc DHEF, tại nhiều chợ ở Hà Nội thì sản phẩm này vẫn được bán tràn lan.