Trong sử dụng thuốc, người ta chỉ chú ý tới lứa tuổi trẻ em từ khi sinh ra (trẻ sơ sinh) cho tới 12 tuổi (trẻ lớn). Ở giai đoạn này, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc cho trẻ.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc bị ảnh hưởng nhiều nhất vì mọi chức năng của cơ thể như việc bài tiết acid của dạ dày, hệ enzym phân tách thuốc để hấp thu, chức năng của gan, thận của trẻ chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa, nhu động ruột của trẻ dưới 1 tháng tuổi hoạt động mạnh, trẻ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Vì thế, không dùng những thuốc uống ở dạng tác dụng kéo dài cho trẻ trong giai đoạn này (vì nếu dùng thuốc chưa kịp hấp thu, phát huy tác dụng đã bị nhu động ruột tống ra ngoài theo phân rồi).

Nếu cơ thể người lớn có 60-70% là nước thì ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Do cơ thể chứa nhiều nước (nhất là ở trẻ sơ sinh) nên ở lứa tuổi này cơ bắp chưa phát triển. Điều này giải thích vì sao ở giai đoạn sơ sinh người ta không dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, đến 1 tuổi đường tiêm cho trẻ em vẫn là tĩnh mạch. Cũng do cơ thể trẻ chứa nhiều nước nên những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng. Bởi vậy, rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đủ liều. 

Do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa, diện tích bề mặt da so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) nên khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt. Những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, trẻ dưới 2 tuổi không bôi,  xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ, đặc biệt là vùng mũi. Nếu bôi thuốc mà băng lại, khả năng hấp thu thuốc qua da tăng và có thể gây độc. Ví dụ, trẻ em hay bị hăm, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid lại mặc bỉm ra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc có thể bị tác dụng phụ toàn thân gây hại cho trẻ.

 Cần chọn dạng thuốc dùng thích hợp cho trẻ em.

Thận trọng khi dùng thuốc

Gan và thận của trẻ cũng phát triển chưa hoàn chỉnh nên việc thải trừ thuốc kém hơn và thuốc có thể bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây độc. Vì thế khi dùng thuốc cho trẻ phải tính toán liều lượng hợp lý. Trước hết phải đọc kỹ hướng dẫn. Trường hợp trong hướng dẫn không nói liều cho trẻ em là bao nhiêu thì câu đầu tiên chúng ta cần hỏi thuốc có được dùng cho trẻ em hay không? Thực tế có những thuốc không có liều dùng cho trẻ em và ghi thận trọng dùng cho trẻ em (có nghĩa là cho đến thời điểm hiện tại kinh nghiệm sử dụng thuốc này cho trẻ em chưa đầy đủ nên thận trọng khi dùng). Khi dùng, bác sĩ phải căn cứ vào cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể... để tính toán liều lượng phù hợp.  Đặc biệt là đối với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi nên dùng đường uống, dạng lỏng. Với các loại bình xịt phải có dụng cụ thích hợp.

Một số thuốc không nên dùng cho trẻ em: nhóm cyclin như tetracyclin (vì sẽ làm hỏng răng trẻ), corticoid (gây chậm lớn), androgen (gây dậy thì sớm), các kháng sinh quinolon, ciproxacin, ofloxacin, fluoroquinolon... không dùng cho trẻ em vì ảnh hưởng tới xương, sụn của trẻ.

 

                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục