Các nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy hiện là vấn đề y tế quan trọng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 2 tỷ rưỡi người bị tiêu chảy, trong đó tử vong mỗi năm vì bệnh này đã giảm từ 5 triệu trước đây xuống còn khoảng 1,5 triệu người hiện nay do những tiến bộ trong điều trị cũng như do mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế.

 

Tuy nhiên những tác động lâu dài của nhiễm trùng đường ruột lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đó cũng là chủ đề được quan tâm trong Hội thảo khảo học "Dịch bệnh và nguy cơ ảnh hưởng chiều cao, chỉ số thông minh ở trẻ" do Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức tại Hà Nội chiều 26-7.

Theo BS-TS Hà Vinh, Trưởng khoa Nhi B (BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh), mối tương quan giữa tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ em được ví như "vòng xoắn chết người". Có nghĩa là tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng rồi suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy và kết cục là nguy cơ dẫn đến tử vong. Hiện nay, ngoài tử vong, các tác động xấu dài lâu trên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em đã được khoa học quan tâm nghiên cứu. Qua theo dõi một nhóm trẻ tại Brazil trong vòng 10 năm, Moore và cộng sự đã công bố những nhận xét về mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy lúc nhỏ (từ khi mới đẻ tới tròn 2 tuổi) và sự phát triển chiều cao khi trẻ được 7 tuổi. Trung bình cứ 7 đợt tiêu chảy bé mắc phải trong hai năm đầu đời liên quan tới sút giảm 3,6cm chiều cao khi bé đến 7 tuổi. Còn Guerrant và các cộng sự lại đưa ra kết luận, trẻ bị tiêu chảy hoặc bị nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidia đường ruột trong hai năm đầu đời thì chức năng nhận thức tỷ lệ nghịch với số lần tiêu chảy. Một nghiên cứu khác ở châu Phi công bố năm 2011 cho thấy, mặc dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau, các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng càng bị suy giảm.

Năm 2010, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH New Mexico (Hoa Kỳ) đã nêu giả thuyết "sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác thì bệnh nhiễm trùng là yếu tố quan trọng nhất tiên đoán chỉ số IQ trung bình của một quốc gia".

TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, không phải những gì mất đi trong lúc trẻ bị tiêu chảy có thể phục hồi hoàn toàn sau khi hết bệnh mà thực tế cho thấy có những ảnh hưởng lâu dài tới chiều cao, cân nặng và chỉ số IQ. Do đó, để trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ có hai vấn đề cần đặc biệt quan tâm là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chú trọng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Có những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại thu được hiệu quả cao mà điển hình là việc rửa tay với xà phòng. Đây chính là một trong bảy biện pháp phòng, chống các bệnh tiêu chảy và các bệnh lây lan qua đường miệng khác như bệnh tay - chân - miệng do Tổ chức Y tế Thế giới đề ra. Tại Việt Nam, số liệu điều tra từ Cục Y tế Dự phòng cho thấy hiện mới chỉ có 12,8% dân số thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Tỷ lệ này còn thấp thì nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ tử vong (nếu không điều trị kịp thời) của trẻ và những ảnh hưởng tới quá trình phát triển vẫn ở mức cao. Do đó, cần có một chiến dịch truyền thông giúp cho các bà mẹ nói riêng và toàn xã hội nói chung thấy tác dụng của việc bảo vệ sức khỏe ngay từ những hành vi đơn giản nhất mà điển hình là việc rửa tay với xà phòng. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

 

                                                                                Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục