Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) quan tâm  chăm sóc trẻ em góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD trên địa bàn xuống còn 8%.

Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) quan tâm chăm sóc trẻ em góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD trên địa bàn xuống còn 8%.

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng tới vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) trên địa bàn huyện.

 

Với mục tiêu cải thiện tình trạng SDDTE về cân nặng, chiều cao và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em, phụ nữ mang thai. Những năm gần đây, chương trình phòng - chống SDDTE đã được các cấp, ngành trong huyện quan tâm và nhận được sự ủng hộ, vào cuộc đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như CTV dinh dưỡng ở mỗi thôn, bản.  

Hàng năm, huyện Đà Bắc đã củng cố BCĐ thực hiện chương trình mục tiêu phòng - chống SDDTE các cấp. Đồng thời, coi trọng đào tạo kỹ năng giám sát cho cán bộ tuyến huyện và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách, CTV dinh dưỡng về kiến thức, kỹ năng triển khai hoạt động phòng - chống SDDTE, nhất là kỹ thuật cân, đo và kỹ năng truyền thông tư vấn. Nhằm giúp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và các đối tượng trực tiếp chăm sóc trẻ có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng để thay đổi hành vi, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng thông qua hình thức nói chuyện nhóm; lồng ghép vào cuộc họp ở thôn, xóm; tuyên truyền bằng loa đài, băng rôn, khẩu hiệu. Hàng quý, trạm y tế các xã, thị trấn đều tổ chức các lớp thực hành chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ kết hợp với truyền thông về dinh dưỡng, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quan tâm tư vấn về chăm sóc thai sản cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng được tập trung vào nội dung thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ theo khoa học, hướng dẫn cho trẻ ăn bổ xung hợp lý bằng các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương, hướng dẫn chăm sóc trẻ trong và sau mắc bệnh…Hàng tháng, đội ngũ CTV dinh dưỡng ở thôn, xóm đã theo dõi cân nặng và chiều dài nằm, chiều cao đứng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ từ 2 -5 tuổi bị SDD. Điểm nhấn là trong tháng hành động vì trẻ em và ngày vi chất dinh dưỡng vừa qua, toàn huyện đã có 2.961 trẻ được tẩy giun, 4.606 trẻ từ 6-60 tháng tuổi uống vitamin A và 4.636 trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo.

 

Bằng sự nỗ lực của các cấp, ngành và đội ngũ cán bộ, chương trình phòng - chống SDDTE huyện Đà Bắc đã đạt được kết quả bước đầu. Năm 2000, trước khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu trên diện rộng, toàn huyện có 40,2% trẻ bị SDD thể nhẹ cân, đến tháng 6/2011 giảm xuống còn 20,8% và có 28,4% trẻ SDD thể thấp còi. Chị Phạm Thị Tuyết, Phó GĐ Trung tâm YTDP huyện chia sẻ: Mặc dù tình trạng SDDTE đã từng bước được cải thiện, song vẫn còn ở mức cao. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện chương trình gặp nhiều khó khăn. Hiện, 165/165 thôn, xóm trong huyện có CTV dinh dưỡng nhưng việc trang bị dụng cụ cân, đo trẻ còn rất hạn hẹp. Bình quân mỗi xã chỉ có từ 2-3 chiếc thước đo, hệ thống cân đã cũ, hỏng nên hàng tháng, phần lớn, các CTV đều phải vác chiếc cân tạ đi khắp thôn, xóm để cân trẻ. Trong khi đó, họ chỉ làm việc bằng trách nhiệm và lòng nhiệt tình mà không được hưởng một đồng thù lao cho công việc. Những năm gần đây, nhờ tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nên đa số người dân trong huyện đã có nhận thức cơ bản về phòng chống SDD nhưng việc thay đổi hành vi còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, cao vẫn còn nặng thói quen có gì ăn nấy. Cuộc sống khó khăn nên các gia đình ít dành thời gian chăm sóc cho con cũng như chuẩn bị một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Từ thực tế này đã dẫn đến tình trạng SDDTE trên địa bàn huyện có sự chênh lệnh khá lớn giữa vùng thuận lợi, vùng khó khăn. Cụ thể như ở thị trấn Đà Bắc, tỷ lệ SDDTE thể nhẹ cân chỉ còn 8%, xã Tu Lý 17,6% nhưng ở những xã vùng cao như Đoàn Kết có tới 37% trẻ SDD, Cao Sơn 32%, Tân Pheo 25,8%... Đặc biệt, ở nhiều xã vùng cao đặc biệt khó khăn có tới gần 40%  trẻ SDD thể thấp còi.

 

“Như vậy, để cải thiện tình trạng SDDTE đồng bộ toàn huyện nhằm tạo nguồn nhân lực có sức khỏe về thể lực, trí tuệ cho tương lai, nhất thiết cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cấp, ngành, nhất là quan tâm đầu tư kinh phí cho thực hiện chương trình, hỗ trợ nguồn lực, dụng cụ và tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, CTVDD nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng - chống SDDTE.” Chị Phạm Thị Tuyết, Phó GĐ Trung tâm YTDP huyện Đà Bắc nhận định.

 

                                                                                  Bình Giang

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục