Bệnh nhân tăng huyết áp càng lâu ngày thì việc điều trị càng phức tạp do tình trạng kháng thuốc. Giải pháp phối hợp thuốc đang được bác sĩ đặt ra cho nhóm đối tượng bệnh nhân này.

Trên nguyên tắc, phối hợp thuốc được chỉ định trong các tình huống: huyết áp bệnh nhân không kiểm soát được bằng đơn trị dùng với liều tối ưu (trong trường hợp này bác sĩ cần thận trọng phân biệt với liều tối đa, vì liều tối đa của một thuốc có thể kiểm soát tốt huyết áp nhưng tác dụng phụ tăng đáng kể); huyết áp ban đầu của bệnh nhân trên 160/100mmHg (tăng huyết áp giai đoạn 2 theo JNC 7); bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao cần được kiểm soát huyết áp một cách nhanh chóng, chặt chẽ, thường gặp nhất là bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh lý thận.

 Tăng huyết áp

Phối hợp thuốc trước hết là giúp làm tăng tác dụng hạ áp do mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nên khi phối hợp sẽ có “tác dụng cộng hợp”, thí dụ khi dùng phối hợp thuốc ức chế canxi (amlodipin) làm giảm kháng lực ngoại biên và thuốc chẹn bêta (thí dụ atenolol) làm giảm nhịp tim. Phối hợp thuốc còn làm giảm “tác dụng xấu” của việc dùng một loại thuốc, thí dụ nifedipine làm nhịp tim nhanh nhưng chẹn bêta làm nhịp tim chậm nên có tác dụng trung hòa. Tác dụng phụ cũng giảm do không cần dùng quá cao hàm lượng một thuốc, đơn cử trường hợp dùng thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide khi phối hợp với thuốc khác thường dùng liều 12,5mg (chỉ bằng 1/4 hay bằng 1/8 khi dùng liều đơn trị liệu) nên làm giảm tác dụng hạ kalium máu hoặc rối loạn chuyển hóa. Một ưu thế khác của phối hợp thuốc là tác động tốt trên cơ quan đích thí dụ đối với thận, nhóm thuốc đối kháng canxi (amlodipin chẳng hạn) làm giảm trương lực động mạch đến, trong lúc nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (như losartan) làm giảm trương lực động mạch đi, nhờ vậy áp lực trong cầu thận sẽ giảm rất tốt khi phối hợp 2 thuốc này lại với nhau, làm giảm rõ rệt albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Trước đây, khi điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, nhiều thầy thuốc thường bắt đầu bằng một thuốc và tăng liều từ thấp lên đến tối đa nếu vẫn chưa kiểm soát được huyết áp. Bất lợi của cách tiếp cận này là làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Năm 2003, Law và cộng sự thực hiện một phân tích gộp số liệu của 354 thử nghiệm lâm sàng điều trị tăng huyết áp bằng lợi tiểu thiazide, chẹn bêta, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin và chẹn canxi. Mục tiêu của phân tích gộp là đánh giá hiệu quả hạ huyết áp tâm thu và nguy cơ tác dụng phụ của các liều dùng khác nhau (nửa liều chuẩn, liều chuẩn, liều gấp đôi, gấp 4 và gấp 8 liều chuẩn). Kết quả phân tích gộp cho thấy khi mỗi khi tăng liều thuốc lên gấp đôi, tác dụng hạ huyết áp tâm thu tăng lên không nhiều (khoảng 20%), nhưng tần suất tác dụng phụ tăng lên rất đáng kể, đặc biệt với các nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, chẹn bêta và chẹn canxi.

Gần đây có chủ trương phối hợp thuốc sớm ngay từ khi được chẩn đoán tăng huyết áp. Thật ra việc phối hợp thuốc sớm trong điều trị tăng huyết áp không phải mới được áp dụng gần đây. Từ giữa thập niên 1990 việc khởi trị bằng phối hợp 2 thuốc cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (do có huyết áp khởi điểm cao hoặc có bệnh tim mạch hay nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo) đã được 2 tác giả Epstein và Bakris đề nghị và đến nay cách tiếp cận này đã được công nhận rộng rãi.

Gần đây việc dùng các phối hợp thuốc liều cố định, tức là phối hợp 2 hoạt chất trong một viên thuốc, ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị tăng huyết áp. Phối hợp thuốc liều cố định giúp đơn giản hóa điều trị. Bệnh nhân không phải quá “ngán” khi dùng một nắm thuốc, vốn dĩ bệnh nhân tim mạch dùng rất nhiều thuốc. Một lý do khác khi nghiên cứu tâm lý học lâm sàng ở một bộ phận người bệnh lớn tuổi vùng sâu vùng xa: càng ít viên thuốc thì khả năng uống đủ liều thuốc càng cao.

Bệnh tăng huyết áp, tuy chưa điều trị tiệt căn trong đa phần trường hợp, nhưng việc dùng đúng và đủ các thuốc điều trị tăng huyết áp, cộng với việc thay đổi có lợi các thói quen sống giúp bệnh nhân có thể sống khỏe và tận hưởng cuộc sống.

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục