Mặc dù được truyền thông và điều trị tích cực nhưng số bệnh nhân mắc và tử vong do bệnh tay - chân - miệng vẫn ngày một tăng, bản đồ dịch tễ bệnh cũng ngày một lan rộng. Con số mắc được Cục Y tế dự phòng báo cáo đã lên đến 32.500 ca và vẫn tiếp tục tăng từng ngày, số địa phương có bệnh tay - chân - miệng là 52 tỉnh, thành nhưng vẫn không ngừng mở rộng. Hiện nay, dịch bệnh không chỉ bùng phát ở trẻ nhỏ mà đã xuất hiện trường hợp người lớn nhiễm bệnh này. Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, đây là thời điểm mỗi người, mỗi nhà cần tuyên chiến với căn bệnh này, trong đó biết cách phòng bệnh là khâu then chốt.

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tay - chân - miệng

Hiện nay, tại các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Brunei, Ðài Loan, Nhật Bản, dịch tay - chân - miệng cũng đang phát triển và có những diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có số người tử vong cao thứ hai thế giới (81 ca), cao nhất là Trung Quốc với 353 ca tử vong. Các chuyên gia cảnh báo, còn một đỉnh dịch nữa từ tháng 9 và tháng 11, do vậy những ngày tới, tình hình dịch còn phức tạp. Căn nguyên gây bệnh là các virut đường ruột thuộc nhóm Coxsackievirus và Enterovirus 71 (EV71), trong đó nhóm EV71 thường gây các biến chứng thần kinh và dễ bùng phát thành dịch, còn nhóm Coxsakievirus từ B1 đến B5 thường gây các biến chứng đau ngực và viêm cơ tim. Bệnh tay - chân - miệng diễn tiến qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1: các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng. Giai đoạn 2: viêm màng não, trẻ có biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê). Viêm não: vật vã, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt. Giai đoạn 3: giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm, phù phế nang, sủi bọt hồng, phù phổi. Giai đoạn 4: hồi phục, di chứng hay tử vong.

Do trẻ chưa có ý thức để thực hiện vệ sinh và thực hiện những biện pháp phòng chống. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu hơn cùng với việc trẻ hay tập trung  ở nơi công cộng như nhà trẻ, trường học khiến cho việc lây bệnh nhanh và mạnh hơn. Đối với người lớn, do sức đề kháng tốt hơn nên có ít trường hợp mắc dịch. Người lớn cũng có ý thức hơn trong việc vệ sinh phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nói chung và tay - chân - miệng nói riêng. Tuy nhiên, có nhiều người lớn bị suy giảm miễn dịch như người nghiện rượu, tiểu đường, mắc bệnh mạn tính... dẫn tới giảm miễn dịch nên dễ bị cảm nhiễm, từ đó có nguy cơ cao bị nhiễm dịch.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Tác nhân gây bệnh tay - chân - miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua  đường tiếp xúc, bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác do tiếp xúc với  các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh. Khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh sẽ bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi; hoặc trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị giây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của cô nuôi, người chăm sóc trẻ.

 Dấu hiệu điển hình của bệnh

Khi xâm nhập vào cơ thể, virut Coxsackie sẽ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng sẽ có các biểu hiện: sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C), đau họng, chảy nước bọt liên tục, biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; loét miệng: đó là các bóng nước có đường kính 2-3mm, vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn, vì thế trẻ biếng ăn, quấy khóc. Xuất hiện các bóng nước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

 Dấu hiệu bọng nước trong bệnh tay - chân - miệng.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp

Những biến chứng thường gặp là viêm màng não, viêm màng liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện tại, thầy thuốc chỉ có thể điều trị triệu chứng: theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng. Do vậy, để ngăn chặn, phòng tránh bệnh lây truyền, biện pháp chính vẫn là phòng bệnh. Khi phát hiện con mình có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tay - chân - miệng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục