Ông NGuyễn Trọng Thể, thị trấn Cao Phong phản ánh những thiếu sót, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo và đối tượng chính sách nhân dịp Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XII tiếp xúc cử tri tại Cao Phong.

Ông NGuyễn Trọng Thể, thị trấn Cao Phong phản ánh những thiếu sót, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo và đối tượng chính sách nhân dịp Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XII tiếp xúc cử tri tại Cao Phong.

(HBĐT) - Cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo, người dân sống ở xóm, xã đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Hàng năm, toàn tỉnh có khoảng từ 380.000- 400.000 người nghèo được cấp thẻ BHYT. ý nghĩa về mặt xã hội đã được khẳng định rõ qua mỗi tấm thẻ nhỏ gọn này. Tuy nhiên, cho đến nay, việc cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng này còn nhiều bất cập ảnh hưởng quyền lợi được CSSK của người dân.

 

Thủ tục cấp thẻ chậm

 

Tiếp xúc với người dân nghèo ở cơ sở, đặc biệt là trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH, HĐND các cấp, chúng tôi đã nghe nhiều ý kiến phản ánh về tình trạng này. Theo quy định, thẻ BHYT cho người nghèo được cấp thường có giá trị sử dụng 1 năm (từ 31/12 năm trước đến 31/12 năm sau). Thế nhưng ở nhiều xã phải tới tháng 3, tháng 4 hàng năm, người dân mới được nhận thẻ BHYT. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH xác nhận: Đó là thực trạng và lý do dẫn tới thực trạng này là việc cấp phát thẻ cho người nghèo phải qua nhiều công đoạn nên mất nhiều thời gian. Cụ thể: mỗi năm, các xã phải mất từ 1-2 tháng điều tra, xác minh hộ nghèo để báo cáo lên phòng LĐ-TB&XH huyện tổng hợp gửi lên Sở LĐ-TB&XH. Sau đó, Sở lại phải dành một khoảng thời gian nhất định để thẩm tra lại hộ nghèo. Khi hoàn tất các thủ tục mới trình  UBND tỉnh ký quyết định cấp thẻ. Nhận quyết định của UBND tỉnh, ngành BHXH lại cần một khoảng thời gian nhất định để triển khai các thủ tục cấp thẻ. Khi những tấm thẻ được in xong lại tuần tự quay vòng trở lại. Có nhiều nơi, thẻ đã về đến xã nhưng vì công việc kiêm nhiệm nên không ít đơn vị quên chưa phát. Chỉ đến khi người dân ốm đau xin xác nhận làm thủ tục để được giảm viện phí khi đi KCB thì cán bộ thôn mới nhớ ra.

 

....Và còn nhiều sai sót

 

Những tấm thẻ bị in sai họ, tên, ngày, tháng, năm sinh hoặc nơi cư trú... không phải là chuyện hy hữu. Theo ông Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, những sai sót này được xác định bởi 2 nguyên nhân chính là: việc điều tra, lập danh sách hộ nghèo ở cơ sở được thực hiện chưa kỹ lưỡng. Theo phong tục, người Mường thường gọi ông, bà, cha, mẹ bằng tên con, tên cháu. Vì vậy, khi  lập danh sách, nếu không để ý rất dễ bị nhầm lẫn. Hơn nữa, người già ở vùng nông thôn thường không nhớ ngày, tháng, năm sinh của chính mình nên nhiều khi để cán bộ điều tra hộ nghèo tự ghi dẫn đến sự sai lệch. Một nguyên nhân nữa cũng cần được nhắc tới là sai do chỉnh sửa văn bản trên vi tính, lỗi này thuộc về cả 4 cấp tỉnh, huyện, xã, xóm.  Khi đã bị sai sót dù chỉ là một ký tự, thẻ BHYT đó không có giá trị vì cơ sở y tế không tiếp nhận, thanh toán và như vậy thiệt thòi lại thuộc về phía người nghèo.

 

Định hướng khắc phục

 

Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh về BHYT cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, ngành LĐ-TB & SH đã chỉ đạo cơ sở  nêu cao tinh thần trách nhiệm  với người nghèo, cụ thể  là xác định nhanh, chính xác hộ nghèo hàng năm để thực hiện chính sách BHYT. Phối hợp với ngành Y tế, BHXH tỉnh có sự linh động trong KCB cho các đối tượng này trong trường hợp chưa kịp cấp thẻ, bị mất thẻ hoặc thẻ có sai sót. Từ khi tiếp nhận công việc thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng thuộc diện quản lý, Sở LĐ-TB&XH đã phân công 2 cán bộ phụ trách phần việc xác nhận đối tượng xin cấp thẻ BHYT. Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, sự phân công nhiệm vụ này đảm bảo nhanh gọn,  kịp thời xác định đối tượng để cấp phát thẻ khi người dân yêu cầu. Thực tế, trong thời gian qua, ngành đã đề nghị cấp lẻ, cấp trước thời hạn cho nhiều đối tượng mất, sai  hoặc chưa được cấp thẻ để hạn chế thiệt thòi cho người dân khi có nhu cầu được KCB. Ngày 23/8/2010, Sở LĐ-TB&XH đã có công văn số 771/LĐTBXH, đề nghị UBND tỉnh phân cấp việc xác định đối tượng, cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc ngành LĐ-TB&XH quản lý. Công văn nêu rõ: Để hạn chế, khắc phục những thiếu sót, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT và tăng cường quản lý của các cấp chính quyền địa phương về lĩnh vực này, đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định phân cấp cho UBND các huyện, thành phố được phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng BHYT nêu trên. BHXH huyện, thành phố in và cấp thẻ, sau đó chuyển danh sách về Sở LĐ-TB&XH tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chuyển Sở Tài chính cấp kinh phí. Xem xét đề nghị của ngành LĐ-TB&XH, UBND tỉnh đã có Công văn số 2080/ UBND-TCTN ngày 31/12/2010 chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH: việc xác định đối tượng cấp thẻ BHYT cho các đối tượng tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế, Tài chính. Giao Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời xác định đối tượng, trình duyệt và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định hiện hành.        

 

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành LĐ-TB&XH mong muốn có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành liên quan để có thể hạn chế tới mức thấp nhất những thiếu sót, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng nhằm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

                                   

                                                                                      Thúy Hằng

 

 

Các tin khác

Vị ngọt của đu đủ sẽ giúp bạn có vòng 1 căng tròn, cơ thể cân đối trong mùa thu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đà Bắc: Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng tới vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) trên địa bàn huyện.

Rễ cỏ tranh lợi tiểu, mát gan

Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. THA gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, trong đó tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất.

Thuốc làm tăng cân, hại tim mạch

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là làm tăng cân và hại đến tim mạch. Vậy đó là những loại thuốc nào?

Phòng bệnh thấp khớp cấp cho trẻ em

Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim là một bệnh vừa có tổn thương ở tim. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi đếntrường, từ 5-15 tuổi. Bệnh không phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời rất có thể dẫn đến suy tim.

12 ngư dân trở về từ cõi chết

Bấu vào mũi tàu và trầm mình 4 ngày đêm trên biển giữa trời mưa bão, 12 ngư dân Việt Nam đã từng nghĩ rằng họ phải bỏ xác giữa đại dương. Nhưng một ánh đèn xa xa đã đem lại cho họ sự sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục