Giám sát dịch bệnh tay, chân, miệng tại phường Tân Hòa, TPHB

Giám sát dịch bệnh tay, chân, miệng tại phường Tân Hòa, TPHB

(HBĐT) - Tính đến hết ngày 18/8, toàn tỉnh đã có 294 ca bệnh tay, chân, miệng, tập trung tại 39 xã của 5 huyện, TP: Mai Châu, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình, Kim Bôi và Kỳ Sơn. Như vậy, tính riêng trong ngày 18 đã có 7 ca mắc mới.

 

Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã tổ chức trực báo cáo dịch 24/24h; chỉ đạo YTDP các tuyến củng cố đội thường trực chống dịch sẵn sàng ứng phó khi dịch xảy ra. Bên cạnh đó tập trung tăng cường giám sát chủ động tại các cơ sở điều trị, tại nhà trẻ, mẫu giáo và cộng đồng phát hiện sớm trường hợp bệnh, điều tra theo phiếu, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm; bàn giao các trường hợp bệnh về theo dõi tại xã, tuyên truyền về các biện pháp cách ly, tẩy uế tránh lây lan, hướng dẫn chăm sóc, điều trị tại nhà và thường xuyên theo dõi trong vòng 10 ngày phát hiện biến chứng chuyển lên điều trị tại bệnh viện; tổ chức tẩy uế bằng chloramin B 2% tại nhà trẻ, mẫu giáo tại các xã có ca bệnh, tuyên truyền tại các trường về vệ sinh trường học; tăng cường công tác tuyên truyền tại thôn bản về các biện pháp phòng - chống bệnh.

 

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cũng đã đề nghị đề nghị Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Viện VSDT TƯ: cung cấp Chloramine B cho hoạt động phòng - chống dịch (dự kiến: loại bột 25%: 500kg; loại viên: 3.000).

 

                           Hồng Dung

                            Trung tâm TTGDSK Hòa Bình

 

 

Các tin khác

Ông NGuyễn Trọng Thể, thị trấn Cao Phong phản ánh những thiếu sót, bất cập trong thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo và đối tượng chính sách nhân dịp Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XII tiếp xúc cử tri tại Cao Phong.
Vị ngọt của đu đủ sẽ giúp bạn có vòng 1 căng tròn, cơ thể cân đối trong mùa thu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp

Bệnh nhân tăng huyết áp càng lâu ngày thì việc điều trị càng phức tạp do tình trạng kháng thuốc. Giải pháp phối hợp thuốc đang được bác sĩ đặt ra cho nhóm đối tượng bệnh nhân này.

Đà Bắc: Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng tới vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) trên địa bàn huyện.

Rễ cỏ tranh lợi tiểu, mát gan

Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. THA gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, trong đó tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất.

Thuốc làm tăng cân, hại tim mạch

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là làm tăng cân và hại đến tim mạch. Vậy đó là những loại thuốc nào?

Phòng bệnh thấp khớp cấp cho trẻ em

Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim là một bệnh vừa có tổn thương ở tim. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi đếntrường, từ 5-15 tuổi. Bệnh không phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời rất có thể dẫn đến suy tim.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục