Giai đoạn 2011-2016, ngành y tế cần tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có giảm tải các bệnh viện; đổi mới cơ chế tài chính y tế công lập; thực hiện Luật BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân… Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011; Phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2012, được tổ chức trong hai ngày 25-26/8 tại Huế cho y tế các tỉnh miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Hội nghị này cũng nhằm đưa ra các giải pháp phát triển ngành y tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian tới…
7 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011-2016
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, giai đoạn 2011-2016, nhiệm vụ giảm tải các bệnh viện sẽ tập trung ở các BV tuyến TW, thành phố, chuyên khoa ung bướu, nhi, tim mạch, những nơi có tỷ lệ quá tải cao. Việc giảm tải được thực hiện với hệ thống các giải pháp đồng bộ như tăng số giường, quy định chuyển tuyến, vượt tuyến, phân tuyến kỹ thuật, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở.
Việc đổi mới cơ chế tài chính y tế công lập sẽ theo nguyên tắc giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ. Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt Nghị định đổi mới cơ chế tài chính, trước mắt, đề nghị điều chỉnh giá 350 dịch vụ cơ bản và thực hiện có lộ trình.
Cùng với việc thực hiện Luật BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đến năm 2014, phải củng cố tổ chức bộ máy BHYT và BHXH.
Về nhiệm vụ tăng cường mạng lưới y tế cơ sở, các cơ sở y tế tuyến huyện, xã sẽ được tăng cường cả cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để thực hiện công tác CSSK ban đầu, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, BHYT, y học cổ truyền, dân số- KHHGĐ nhằm đưa y tế cơ sở đến gần dân hơn, giảm quá tải và tạo sự công bằng hơn trong thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh…
Giai đoạn 2011-2016 sẽ từng bước đảm bảo nhu cầu cơ bản về nhân lực các tuyến (trạm y tế xã có bác sĩ làm việc), song song đó là các chính sách bảo vệ quyền lợi, rủi ro nghề nghiệp cho cán bộ y tế.
Trong giai đoạn này cũng thực hiện thí điểm khám chữa bệnh theo nhu cầu (ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng cho bệnh nhân có thu nhập cao).
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ trưởng nhấn mạnh là phải nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phải đi trước để người dân thay đổi nhận thức và ý thức được việc tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Phòng chống dịch bệnh tốt, giúp giảm tải bệnh viện
Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011; kế hoạch 2012, ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, ngành y tế tiếp tục được củng cố, đổi mới và phát triển. Kiểm soát khống chế được bệnh dịch nguy hiểm. Dịch vụ y tế được mở rộng và cải thiện tại các tuyến. Giảm tình trạng quá tải. Ngành y tế tiếp tục nỗ lực thực hiện nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao. Trước những khó khăn còn tồn tại về tình hình dịch bệnh, việc triển khai xây dựng một số đề án, chính sách mới chưa đạt được tiến độ; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp. Nhân lực tuyến y tế cơ sở còn thiếu... Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011 và phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2012 cần tập trung vào những nhiệm vụ chính như khống chế các loại dịch bệnh như bệnh tay - chân - miệ ng, số t xuấ t huyế t, số t ré t… “Công tác truyền thông và phòng chống dịch bệnh phải đi trước một bước. Phải tuyên truyền và hướng người dân thực hiện ăn chín, uống sôi, ngủ phải mắc màn, vệ sinh môi trường tốt. Thực hiện được những điều này sẽ đẩy lùi được dịch bệnh và giúp các bệnh viện không quá tải khi xảy ra dịch bệnh” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị. |
Bên cạnh đó, Bộ Y tế xây dựng các đề án trình Chính phủ như Đề án giả m tả i, Đề án thự c hiệ n lộ trình BHYT toà n dân, Đề á n phát triển nguồ n nhân lự c, triển khai khi Đề án chung của Chí nh phủ phê duyệt, Đề án về “Họ c tậ p là m theo tấ m gương đạ o đức Hồ Chí Minh” đố i vớ i cán bộ công chứ c ngà nh y tế , Đề án bả o vệ quyề n lợ i, chố ng rủ i ro cho cá n bộ y tế đang hà nh nghề , Đề án phương thức chi trả theo nhóm, ca bệnh…
Hội nghị đã nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nh.n đến năm 2030, với chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 đạt 9 bác sĩ/vạn dân; 2,2 dược sĩ đại học/vạn dân; đạt 25 giường bệnh viện/vạn dân; 90% trạm y tế có bác sĩ; hơn 90% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; hơn 95% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi… |
Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực y tế về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, Bộ trưởng chỉ đạo tiếp tục thực hiện một số giải pháp cơ bản như đào tạo theo nhu cầu xã hội (theo địa chỉ), theo đề án cử tuyển cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đưa các bác sĩ chuyên tu xuống tuyến xã, bổ sung lực lượng bác sĩ đang còn thiếu tại đây.
Tập trung vào đầu mối quan trọng để tăng “sức mạnh”
Tại hội nghị, phiên thảo luận chuyên đề về tổ chức bộ máy y tế cơ sở và giảm tải được các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến. BS. Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị nêu câu hỏi, có nên thành lập Phòng y tế nữa hay không bởi vì Phòng y tế hiện nay hiệu quả hoạt động chưa cao. Bên cạnh đó, BS. Thành đề nghị không thành lập nhiều trung tâm ở tuyến huyện mà nên gộp về trung tâm y tế huyện để phát huy sức mạnh tổng hợp. Đồng tình với ý kiến của BS. Thành, BS. Mai Thị Thanh, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho rằng, nên gộp trung tâm y tế huyện quản lý cả dự phòng, dân số và ATVSTP... BS. Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Y tế Long An quyết liệt hơn, mô hình y tế cơ sở chỉ nên tập trung vào một đầu mối chỉ đạo nhằm khắc phục thực trạng nguồn lực đang thiếu và yếu.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng đánh giá cao những thảo luận, đóng góp ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị. Liên quan đến mô hình y tế cơ sở, Bộ trưởng cho rằng, cần tập trung, không nên mở thêm nhiều đầu mối, nhất là tuyến huyện, khiến bộ máy cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả, mà cần phải xem xét nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, số dân… để xây dựng mô hình hoạt động hiệu quả nhất.
Theo SKĐS
Dùng phương pháp kích thích tạo noãn vì muốn nhanh có con, sản phụ 21 tuổi mang 4 thai nhi, đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) phẫu thuật lấy con thành công.
Cơ thể sản sinh ra hơn 75 loại hoóc-môn và những chị em có nồng độ hoóc-môn cao trong cơ thể trông sẽ trẻ hơn nhiều so với những người cùng lứa tuổi nhưng nồng độ hoóc-môn thấp hơn.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGD tỉnh cho biết: Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) năm 2009, số trẻ mắc bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ em cao hơn hẳn so với các tỉnh khác, đặc biệt là dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh.
(HBĐT) - Ngày 24/, đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế đã giám sát công tác phòng - chống, điều trị bệnh tay – chân- miệng trên địa bàn huyện lạc Thủy.
Trong khi ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chưa được cải thiện thì phân tích của cơ quan chức năng cho thấy số vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên và hóa chất tăng.
Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao: Mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm. Khi 1 tuổi, trẻ ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 15 giờ/ngày. 2 tuổi, trẻ ngủ 14 giờ/ngày và 3 tuổi là 13 giờ/ngày. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 giờ/ngày giống như người lớn.