Thu về, xao xác heo may, trên đường Xuân Thủy, tuyến đường đi qua làng Vòng xưa đã thấp thoáng bóng các mẹ, các chị ngồi bên thúng cốm xanh và những xâu bánh cốm. Lại nhớ da diết món cốm xào, ngọt ngào, dẻo thơm mẹ làm mỗi mùa thu qua…

Cốm Vòng có nhiều loại. Mẹ hay nói cốm ngon nhất phải là cốm lá me, hạt nhỏ xíu, mỏng dính, khi sàng xẩy, hạt cốm bay ra ngoài cùng với lớp trấu, làm 10 cân cốm mới được vài lạng cốm tuyệt ngon này. Cốm bọc trong lá sen, bên trong là một lớp lá ráy để giữ được hương thơm, độ dẻo từ “một thức quà của lúa non”. Cốm không dành cho người ăn vội vàng, ăn phải nhấm nháp, từng chút một, bên cạnh là chén trà, thế mới thưởng thức được cái ngon của món ăn đất ngàn năm.

Cốm Vòng không xanh rực, màu phải hơi ngả vàng một chút mới đúng điệu.
Cốm Vòng không xanh rực, màu phải hơi ngả vàng một chút mới đúng điệu.

Mùa thu, mẹ thường nhắn anh em tôi mua cốm Vòng Hà Nội. Cốm để ăn cùng hồng đỏ, chuối vàng trứng cuốc, cốm để làm bánh, nấu chè, thổi xôi, và một món mà cả nhà ai cũng thích, cốm xào đường. Dẻo mềm, ngọt thanh, thoang thoảng vị cơm dừa, ăn một lần là nhớ mãi.

Mẹ nói cốm xào đường không cần lấy cốm tuyệt ngon như cốm lá me, cốm đầu nia, chỉ cần cốm đủ độ dẻo, thơm. Cốm Vòng không xanh rực như dùng phẩm, màu hạt cốm chuẩn phải hơi ngả vàng một chút. Hòa đường cát trắng vào chút nước trong chảo cho tan, đường sôi cho cốm vào đảo nhẹ tay cho đến khi chảo cốm sền sệt, cả cốm và đường hòa quyện. Thêm chút dầu ăn để hạt cốm xào bóng bẩy. Bắc chảo cốm đường ra, nhanh tay rắc thêm chút vừng rang vàng và ít dừa non bào sợi. Lúc này căn bếp đã tỏa hương ngào ngạt, mời gọi mọi giác quan của vị khách kĩ tính nhất.

Cốm xào đường, món quà ngon giữa tiết thu Hà Nội
Cốm xào đường, món quà ngon giữa tiết thu Hà Nội

Xúc cốm xào ra đĩa, để nguội mới ăn để thấy cái thú riêng. Đĩa cốm xào hơi keo lại, như đĩa bánh. Lấy dao xắt đĩa cốm thành từng miếng, nếm một vuông nhỏ đủ cốm, vừng, dừa thấy đủ ngọt ngào, thơm thảo. Như mọi món ngọt đất Hà Thành, nhấp thêm chén trà sen nóng để thấy mùa thu lan tỏa…

Không sống ở đất làng Vòng nhưng yêu mảnh đất đầy cái “duyên ẩm thực”, bà ngoại tôi thích mẹ làm cốm xào đường. Bởi bà nói, mỗi khi ăn món ăn giản dị từ “hạt ngọc của trời” này, bà như được sống trong không khí của một sớm thu Hà Nội…

 

                                                                                 Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục