Thuốc Biviflu chứa tiền chất PSE

Thuốc Biviflu chứa tiền chất PSE

Đồng loạt thanh tra các công ty nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất thuốc từ tiền chất Pseudoephedrine

 

Sáng nay, 6-9, Thanh tra Sở Y tế TPHCM và các đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành thanh kiểm tra việc nhập khẩu nguyên liệu tiền chất Pseudoephedrine (PSE) cũng như việc sản xuất thuốc từ chất này.

Tại Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương II (Công ty Coduphar), đoàn thanh tra đã xác minh các hóa đơn chứng từ nhập khẩu, mua bán cũng như báo cáo dự trù nhập khẩu nguyên liệu PSE. Theo đó, được biết từ 1-1-2011 đến 14-7-2011, Công ty Coduphar đã nhập 15.173kg nguyên liệu PSE, xuất bán 12.223 kg, tồn kho 2.950kg. Đồng thời Công ty Coduphar đã nhập 8 triệu viên thuốc thành phẩm chứa PSE do Công ty Sunward (Singapore sản xuất). Tất cả nguyên liệu và thuốc thành phẩm chứa PSE, Công ty Coduphar bán lại cho 9 công ty và 13 nhà thuốc.

Tại Công ty cổ phần dược phẩm BV Pharma, đoàn thanh tra cũng ghi nhận công ty này từ đầu năm đến nay đã mua của các công ty trong nước (trong đó có Công ty Coduphar) 3.555,670kg nguyên liệu PSE và trực tiếp nhập khẩu 500,07kg tiền chất này. Sau đó, Công ty BV Pharma sản xuất 2 loại thuốc thành phẩm dạng phối hợp là Activenose và Biviflu và xuất bán cho 5 công ty…

Trước đó, Sở Y tế TPHCM cho biết vừa có công văn gửi Thường trực UBND TPHCM báo cáo về việc quản lý tiền chất PSE sau khi thanh tra một số công ty dược trên địa bàn sản xuất các loại thuốc có chứa tiền chất này. Theo báo cáo, sau khi Sở Y tế TPHCM tiến hành thanh tra hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc có chứa tiền chất PSE tại Công ty cổ phần BV Pharma, cho thấy việc sản xuất các mặt hàng thành phẩm  dạng phối hợp có chứa tiền chất PSE đảm bảo các thủ tục pháp lý; thành phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký; đơn hàng dự trù nguyên liệu đã được Cục quản lý dược duyệt. Ngoài ra công ty thực hiện đúng quy trình sản xuất và có hợp đồng gia công sản xuất. 

Cũng trong sáng nay, Bộ Y tế đã phát đi công văn số 5466/BYT-PC gửi các cơ quan báo đài, thông tin về công tác kiểm soát tiền chất PSE. Theo đó, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu tiền chất PSE trong thời gian qua là chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật. Bộ Y tế khẳng định, tiền chất không phải là chất gây nghiện hay ma túy. Tiền chất PSE được phối hợp quản lý của nhiều bộ, ngành và trong suốt thời gian qua chưa để xảy ra thất thoát hay lạm dụng.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu, dự trù mua, bán nguyên liệu, thuốc thành phẩm chứa PSE đều được sự đồng ý của các cơ quan quản lý gồm Ủy ban Phòng chống ma túy Quốc tế, Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và ma túy-Bộ Công an. Sau khi có giấy phép xuất khẩu hay nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu khi có thông báo tiền xuất khẩu (giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền sau khi được sự đồng ý của văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy).

Về sản xuất, các đơn vị chỉ được sản xuất thuốc chứa tiền chất PSE khi đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, con người và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, được duyệt dự trù nguyên liệu theo quy định tại Thông tư 11/2010 của Bộ Y tế.

Lý giải về sự gia tăng đột biến so với năm 2010 về lượng nguyên liệu và thuốc thành phẩm chứa PSE, Bộ Y tế cho rằng do thuốc thành phẩm ở dạng phối hợp nhập khẩu giảm; thay thế tiền chất phenylpropanolamine đã bị cấm sử dụng và lưu hành ở Việt Nam; thời tiết thay đổi bất thường khiến dịch cảm cúm bùng phát nên nhu cầu sử dụng tăng.

Về quy cách đóng gói lớn (hộp 200 viên, 300 viên, 500 viên, 1.000 viên) của thuốc thành phẩm chứa PSE có nguy cơ tạo điều kiện thu gom, chiết xuất tiền chất PSE, Bộ Y tế khẳng định các quy định hiện hành không cấm việc đóng gói lớn. Việc đóng gói lớn trong thời gian qua đã rất thuận tiện cho việc sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh, giảm chi phí vận chuyển, giá thành sản xuất. Trường hợp các cơ quan chức năng phát hiện lạm dụng quy cách đóng gói lớn vào mục đích bất hợp pháp, Bộ Y tế sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung quy định đóng gói cho phù hợp.

Để quản lý tốt hơn tiền chất PSE, Bộ Y tế khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất nghiên cứu thay thế bằng hoạt chất Phenylephrine, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra tội phạm ma túy, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quản lý tiền chất, thuốc gây nghiện và hướng thần…

 

                                                  Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, một trong nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm.

Trị chảy máu mũi bằng cây lá vườn nhà

Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam. Bệnh xuất hiện quanh năm, không phân biệt nam, nữ, trẻ già nhưng trẻ nhỏ mắc nhiều hơn. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều như cảm nhiễm nóng, lạnh đột ngột, trúng độc hóa chất, bệnh thuộc bệnh về máu, tăng huyết áp, chứng thiếu vitamin hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính. Y học cổ truyền gọi bệnh này là huyết hư và chia làm 2 nhóm: chứng thực và chứng hư.

Phòng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp (THK) là hay gặp nhất. Khi bị THK mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

Tự kỷ - quen mà lạ

Hội chứng tự kỷ tuy đã không còn xa lạ nhưng có thể nó vẫn chưa thực sự gần gũi với nhiều ông bố bà mẹ. Hậu quả là còn nhiều trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn hoặc không được can thiệp tốt khiến cho trẻ khó hòa nhập cộng đồng.

Góp phần cải thiện đời sống cho người lao động

(HBĐT) - Theo điều 56, Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.

Một số hiểu nhầm đáng tiếc về bệnh Tăng huyết áp.

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Nội - Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa tỉnh những ngày nắng nóng. Các phòng lưu bệnh nhân có khá đông bệnh nhân. Hỏi qua một số bệnh nhân nằm điều trị tại khoa được biết, phần lớn họ bị bệnh tăng huyết áp. Nhưng do không hiểu biết rõ về bệnh nên để tình trạng bệnh ngày càng nặng và những biến chứng đáng tiếc.

Lạm dụng thuốc phòng và trị chứng loãng xương: Nguy hiểm tiềm tàng

Gần đây, việc dùng các loại thuốc được cho là có tác dụng phòng và điều trị chứng loãng xương (osteopenia) đang bùng phát trên toàn cầu. Ở nước ta, số người dùng các thuốc này cũng ngày càng nhiều, trong khi họ rất ít được giải thích và thông tin về tác dụng thật sự cũng như những nguy hiểm tiềm tàng do việc lạm dụng thuốc có thể gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục