"Lên khám thấy giá cả đúng là đắt đỏ, nhưng với hi vọng chữa một lần dứt điểm nên mình cũng cố", chị Thủy nói.

Không hóa đơn, tân dược bị bóc hết vỏ, thuốc đông y gói trong tờ giấy trắng; chai dịch truyền đắt gấp chục lần, bổ sung gì bác sĩ không rõ…là những sai phạm tại một phòng khám có yếu tố nước ngoài được quảng cáo chắc nịch chữa bệnh 1 lần là khỏi.

 

Sáng 6/9, khi tới phòng khám đa khoa Việt Hải khám bệnh, chị phải 450.000 tiền khám, mua một cuốn sổ khám 20.000 đồng. Chị được một bác sĩ người Trung Quốc khám, bảo chị bị polyp mũi, phải mổ phẫu thuật. Bác sĩ giải thích, tình trạng polyp mũi khiến mủ từ đây chảy xuống họng, gây ho. Vì thế, phải giải quyết tận gốc là polyp mũi mới mong hết ho. Nghe cũng hợp lý, chị quyết định mổ. Số tiền chị phải nộp đợt này là 2,6 triệu tiền mổ và gần 2 triệu cho việc truyền 3 chai dịch, 5 viên nhộng đã được bóc ra khỏi vỏ, không biết là thuốc gì để uống và một lọ thuốc nhỏ mũi không nhãn mác. “Chẳng biết là thuốc gì, nhưng bác sĩ kê thì chắc phải chuẩn bệnh thì đành cứ thế uống vậy”, chị Thủy nói.

Tưởng vậy là xong, nhưng bác sĩ vẫn yêu cầu chị ở lại phòng khám để truyền 3 chai dịch mỗi ngày và chiếu tia hồng ngoại để… khô vết phẫu thuật (nhân viên y tế giải thích) với chi phí 1,4 triệu đồng mỗi ngày, việc điều trị sẽ phải kéo dài trong 5 ngày.

Đến chiều qua (9/9), tổng số tiền khám, thuốc thang đã hết gần 10 triệu. “Ho có đỡ đi một chút, nhưng vẫn có cảm giác khàn khàn, khó chịu. Mà ở đây lạ nhỉ, tiền nộp phẫu thuật, thuốc thang chẳng có hóa đơn. Đến sổ khám bệnh cũng chẳng được cầm lại?”, chị Thủy phàn nàn với phóng viên.

Bệnh nhân N.T.C (58 tuổi, Đắc Lắc) đang nằm ở phòng khám này để chờ điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. “Tôi ra Hà Nội thăm người thân, cũng nghe quảng cáo phòng khám này nên tiện khám luôn. Không ngờ bác sĩ bảo trĩ hỗn hợp, giữ lại điều trị. Mà tôi cũng chẳng biết trĩ độ mấy (khi phóng viên hỏi), thấy nhân viên nói giá điều trị là 6 triệu, nhưng vì tôi ở xa nên được ưu tiên giảm 700.000 đồng”, chị C nói. Và để điều trị căn bệnh trĩ hỗn hợp này, bệnh nhân C cũng được truyền 3 chai nước/ngày (không biết nước gì) với giá thành 1 triệu đồng và soi đèn hồng ngoại. 

Các phí điều trị khác như phí điều trị chiếu tia hồng ngoại vô cùng đắt đỏ với giá 150.000 đ/5 phút, 300.000 đ/10 phút, 500.000 đ/20 phút. Phí điều trị máy khí dung tưởng rất đơn giản nhưng cũng đất đỏ không kém với 75.000 đ/5 phút, 150.000 đ/10 phút, 250.000 đ/20 phút.
 
Thừa nhận sai phạm
 
Bà Đặng Thị Hòa, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, chiều 8/9, khi đoàn kiểm tra của Sở tới phòng khám này kiểm tra thì phát hiện nhiều sai phạm tại phòng khám. Cụ thể, các bệnh nhân đang truyền dịch thì trên chai đều không có phiếu theo dõi, không có sổ y bạ, các bệnh nhân không biết cụ thể mình được truyền cái gì, hết bao nhiêu tiền. Tại đây có treo bảng niêm yết giá thuốc, giá dịch vụ nhưng thu tiền lại không có phiếu thu. Vì thế, đoàn thanh tra đã yêu cầu phòng khám chấm dứt tình trạng này, chấn chỉnh hoạt động, công khai đơn điều trị và lên Sở làm việc về những sai phạm này.
 
Thuốc tây đã bị bóc vỏ. Ảnh: H.P

Trước những sai phạm này, bác sĩ Bùi Quang Vinh, phụ trách phòng khám giải thích: “Thuốc tây kê đơn cho bệnh nhân, nguyên tắc là không được bóc hết vỏ. Trường hợp này, có thể do người bệnh ở xa, thuốc không uống cả viên mà chia ra, cần phải bẻ thuốc nên nhân viên y tế mới bóc hết vỏ thuốc”.

Còn lý giải về giá các chai truyền dịch ngất ngưởng, ông cho rằng có thể là trong cái chai này có pha các loại thuốc theo nhu cầu của bệnh như chống viêm, cầm máu, kháng sinh... khác nên mới đắt như thế. Cụ thể, giá chai Gluco 5% chai 250ml và natri 0,9% chai 250ml trên giá niêm yết chỉ có 8.880 đồng, nhưng thực tế lại được bán cho bệnh nhân với giá 300.000 đồng

Chánh thanh tra Sở Y tế Nguyễn Việt Cường cho biết, từ đầu năm đến nay Sở y tế đã tiến hành kiểm tra một số phòng khám có yếu tố nước ngoài trên địa bàn, uốn nắn xử lý một số vi phạm. Lỗi thường gặp nhất tại các phòng khám này là sử dụng bác sĩ, kỹ thuật chưa được cơ quan nhà nước cấp phép, nội dung quảng cáo không đúng hoặc vượt quá nội dung được cấp phép, cá biệt sử dụng bác sĩ nước ngoài nhưng kê đơn thuốc không có tiếng Việt. Riêng tại phòng khám Việt Hải trước đây từng bị xử lý vì hành vi vi phạm quảng cáo không đúng nội dung được cấp phép.

 

                                                                       Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục