Mẹ con em Tý tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Mẹ con em Tý tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

(HBĐT) - Chân tay không thể cử động, khắp người chẳng chịt các loại dây máy trị liệu, em muốn nói mà chẳng thể nói được một lời. Nhìn khuôn mặt đau đớn của con không một người mẹ nào cầm nổi nước mắt.

 

Em là Bùi Thị Tý, năm nay mới bước vào tuổi 15, nhà ở xóm Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn), hiện em đang nằm trên giường bệnh với chứng bệnh: viêm đa dây thần kinh. Người mẹ trẻ tuổi của em kể cho chúng tôi nghe một buổi chiều, sau khi đi học về Tý kêu nhức đầu, choáng váng, rồi em nằm trên giường và ngày càng yếu đi, không cử động được, cũng không nói được.

 

Mẹ của Tý là Chị Bùi Thị Thu, sinh được 4 con, chỉ trừ có đứa cả là khỏe mạnh, linh hoạt, còn ba đứa sau đều ốm đau liên miên. Người con thứ hai tên Bùi Thị Tâm năm nay 17 tuổi, cũng mắc chứng bệnh giống hệt em Tý và đã được chữa trị. Nhưng do không làm đúng các chỉ dẫn của bác sĩ nên đến nay, chân tay em vẫn chưa phục hồi sức lực để có thể giúp đỡ mẹ và cũng chưa nói được; đứa con út nay đã 4 tuổi mà vẫn chưa cất tiếng gọi mẹ. Bố của Tý lại mất năm 2008 vì căn bệnh HIV/AIDS.

 

Dù nhà nghèo khó nhưng chị Thu vẫn dành dụm tiền để đưa từng đứa đi xét nghiệm điều đáng mừng là cả 4 đứa đều không có đứa nào mang chứng bệnh của bố. Những tưởng ngày ngày chị cả và mẹ làm thuê, kiếm tiền nuôi ba em khôn lớn và ăn học, tuy cuộc sống giản dị nhưng như vậy cũng đủ đầy. Vậy mà lần lượt hết đứa hai lại đến đứa ba ốm đau liên miên, toàn căn bệnh hao tiền, tốn của, thế là trong nhà đã túng thiếu nay càng túng thiếu hơn. 

 

Gia đình cho em Tý nhập viện ngày 14/7, sức khỏe của em đều được duy trì bằng nước truyền hoặc cháo loãng nhưng tiền chạy máy cho mỗi ngày điều trị chứng bệnh này cộng chi phí ăn ở, đi lại, thuốc men cũng lên tới gần 2 triệu đồng, chưa kể tiền viện phí gia đình vẫn nợ lại bệnh viện.

 

Bác sĩ Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trưởng khoa điều trị tích cực cho biết: Bệnh nhân mắc chứng bệnh viêm đa rễ dây thần kinh, khi phát bệnh, người bệnh bị liệt hầu hết toàn bộ các dây thần kinh, tùy cơ địa từng người bệnh mà các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, nếu chạy chữa kịp thời, khả năng phục hồi hoàn toàn rất cao. Thường căn bệnh này hay gặp phải ở người bệnh từ 18 tuổi trở lên, trường hợp bệnh nhân 15 tuổi này hiếm gặp. Chúng tôi động viên gia đình, dù khó khăn đến mấy vẫn cố gắng duy trì chạy máy trị liệu cho bệnh nhân. Trên thực tế, bệnh viện và gia đình các bệnh nhân xung quanh đã đóng góp, giúp đỡ cho mẹ con Tý cả về vật chất, lẫn tinh thần: hôm bữa cháo, hôm hộp sữa để động viên gia đình.

 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Thu nói rằng: “Con cả đã phải bỏ học để kiếm tiền nuôi các em, đứa thứ hai thì bệnh tật, không có điều kiện để phục hồi, thằng cu út còn quá nhỏ lại ốm yếu, trông chờ nhất vào đứa con gái thứ ba học giỏi, ngoan ngoãn nhưng nó cũng không thoát khỏi bệnh tật. Giờ đây, điều kiện kinh tế không có, người chồng là chỗ dựa lớn nhất cũng không còn, không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao”. Chị nói thêm: “Tôi chỉ mong một trong bốn đứa trẻ có thể cắp sách đến trường và học hành thành người như bất kỳ đứa trẻ bình thường nào”.

 

 

                                                                              Mai Hoa

                                                                          (Hội CTĐ tỉnh)

 

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về Bà Bùi Thị Thu, xóm Đồi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình STĐ: 0982 702935- 02183 626 37971

 

Hoặc, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình, số 53 đường Lý Tự Trọng, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

 

Hoặc, số tài khoản: 45510000014200, Ngân Hàng BIDV tỉnh Hòa Bình

 

 

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục