(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Hoàng Thanh Tân ở tổ 11, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) kiến nghị và khiếu nại các cấp có thẩm quyền xem xét cho ông được hưởng lại chế độ đối với người có công. Phóng viên Báo Hòa Bình đã gặp gỡ các ngành chức năng để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung ông Tân kiến nghị , khiếu nại, cụ thể như sau:

 

Ông Tân nhập ngũ tháng 2/1965 và xuất ngũ tháng 12/1975. Trong thời gian tại ngũ, ông Tân đã tham gia chiến đấu ở các chiến trường tây Lào, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, A Lưới và Đà Lạt. Sau khi xuất ngũ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng nhất, nhì, ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Kỷ niệm chương quân giải phóng nhân dân Lào. ông Tân cho biết: Từ năm 1998 đến nay, hàng năm phải đi bệnh viện từ 1 - 2 lần để phục hồi chức năng vì mắc bệnh ngoại biên thần kinh cấp, mắt mờ nặng, huyết áp cao, nhức xương, nổi u cục ở chân.

 

Thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, tại bản khai của người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam do ông Tân tự khai ngày 18/1/2007 có xác nhận của Chủ tịch UBND phường Chăm Mát, phần khai về con ông Tân ghi con gái là Hoàng Thị Hiền bị dị tật bẩm sinh (tim), mất lúc 8 tháng tuổi (sinh tháng 10/1978, mất tháng 6/1979) tại phường Chăm Mát. Tháng 12/2008, ông Tân được giới thiệu đi giám định bệnh tật. Tại biên bản giám định bệnh tật số 329/GĐYK-BTngày 18/4/2008 của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh xác định: ông Tân hai mắt nhìn mờ do thoái hóa sắc tố, võng mạc; mắt trái lác trong thị...;  hội chứng suy nhược thần kinh kéo dài; nổi cục ở chân và bẹn bên phải. Căn cứ theo tiêu chuẩn bệnh tật quy định tại Thông tư liên Bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Liên bộ Y tế- LĐTB&XH, ông Tân có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật là 81%. Căn cứ vào hồ sơ trên, ông Tân được Sở LĐ-TB&XH ra Quyết định số 165/QĐ - SLĐTBXH ngày 2/7/2008 về việc trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể từ ngày 1/4/2008.

 

Sau một thời gian, nhân dân ở tổ 11 phường Chăm Mát có đơn kiến nghị việc ông Tân khai và lập hồ sơ để  giải quyết chế độ không hợp lệ với các lý do: con gái ông là cháu Hoàng Thị Hiền chết không phải do dị dạng, dị tật mà chết do bệnh tật. Giấy xác nhận bệnh tật của con gái ông không phải do tổ trưởng tổ dân phố xác nhận mà do Chủ tịch Hội CCB phường Chăm Mát là ông Đỗ Mạnh Cường giả chữ ký tổ trưởng tổ dân phố xác nhận. Vì lý do khai không hợp lệ nên kết quả giám định pháp y không còn là căn cứ để giải quyết chế độ. Theo đó, ngày 12/4/2010 Sở LĐ-TB&XH đã ra Quyết định số 99/QĐ-LĐTBXH về việc dừng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đối với ông Hoàng Thanh Tân kể từ ngày 1/5/2010. Giao phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình thu hồi số tiền đã hưởng từ ngày 1/4/2008 đến hết tháng 4/2010.

 

Sau khi có quyết định dừng trợ cấp, trong đơn kiến nghị, khiếu nại ngày 12/8/2011, ông Tân có khai thêm trường hợp con gái là Hoàng Thị Thu, sinh năm 1975 bị ảnh hưởng di truyền do chất độc da cam với tình trạng dị dạng cả 2 tai (tai mèo), dị dạng chân phải, dị tật khối u ở lưng nhưng vì lý do tế nhị nên ông không khai trong bản tự khai ngày 18/1/2007. Nhưng hiện tại chị Hoàng Thị Thu đang đi lao động ở nước ngoài nên ông Tân đã chụp ảnh và có một số giấy xác nhận về tình trạng dị tật của chị Thu từ một số người là hàng xóm, giáo viên, đã cùng làm việc với chị Thu. Bên cạnh đó cũng có một số người xác nhận cháu Hiền chết lúc 8 tháng tuổi nhưng không ai khẳng định nguyên nhân chết.

 

Làm việc với Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH, ông Nguyễn Đức Sinh, Trưởng phòng cho biết: Trường hợp chị Hoàng Thị Thu có bị dị tật nhưng vẫn có khả năng tự lực trong sinh hoạt cũng không đủ điều kiện để xét cho ông Tân được hưởng trợ cấp theo chế độ quy định. Tuy nhiên, ông Tân có thể được làm lại tờ khai và được giới thiệu để  giám định lại tình trạng bệnh tật. Nếu kết quả giám định có đầy đủ các tiêu chuẩn về bệnh tật đối với người nhiễm chất độc hóa học thì ông Tân sẽ được xem xét để được hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006.

                            

 

                                                                  Đức Phượng

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục