Các hộ dân khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi (TPHB), phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày.
(HBĐT) - 4 năm qua, các hộ dân ở khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi (TPHB) phải sống trong tình cảnh không có nước sạch để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân là cơ sở hạ tầng khu tái định cư chưa đồng bộ, hoàn chỉnh.
Thực hiện dự án xây dựng quốc lộ số 6, đoạn đường tránh qua TPHB, năm 2006, các hộ dân thuộc xóm Sủ Đồi, xã Sủ Ngòi bị ảnh hưởng đã bàn giao đất vườn, đất thổ cư, di dời nhà cửa, mồ mả ông cha để có mặt bằng cho đơn vị thi công. Để đảm bảo đời sống cho các hộ bị thu hồi đất cho dự án, khu tái định cư tại khu vực xóm 10, xã Sủ Ngòi đã được xây dựng do BQL dự án 2 - Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Mặc dù trong khu tái định cư đã được lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước chung nhưng chưa được đấu nối vào đường ống dẫn nước của Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hòa Bình nên các hộ dân ở đây không có nước sinh hoạt. Với diện tích đất ở đáp ứng yêu cầu cho gần 40 hộ tái định cư, không ít hộ hiện vẫn ở nhờ nhà anh em trong dòng họ ở khu vực xóm Đồi. Từ năm 2007 đến nay mới chỉ có 9 hộ dân làm nhà sinh sống tại khu tái định cư này. Nguyên nhân là do ở đây chưa có nước sinh hoạt. Tình trạng thiếu nước khiến người dân ở khu tái định cư gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Hàng ngày, họ phải đi xin nước nấu ăn của các hộ có nước máy ở khu vực lân cận. Chiều về, sau khi lên nương, xuống ruộng, nhiều hộ phải về xóm cũ cách xa khu tái định gần 1 km lấy nước ăn. Họ phải chắt chiu, tiết kiệm vì mỗi chuyến chở bằng xe đạp hoặc xe máy chỉ được 2 can nhựa loại 20 lít. Còn tắm giặt đành phải dùng bằng nước giếng khoan vì nước ở giếng khoan đều có mùi khó chịu, váng vàng như rỉ sắt, dù đã có hệ thống bể lọc nhưng vẫn không đảm bảo vệ sinh.
Chị Triệu Thị Huệ, đại diện các hộ dân khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi kiến nghị: Chúng tôi đã chấp hành nghiêm túc chủ trương của Nhà nước bàn giao đất đai, ruộng vườn, dỡ nhà cửa, chuồng trại để có mặt bằng xây dựng đường tránh quốc lộ 6. Nhưng khi chuyển ra khu tái định cư, đời sống lại khó khăn hơn vì không có nước sinh hoạt. Do tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nên chúng tôi rất bức xúc và đã nhiều lần gửi đơn đề nghị các cấp, ngành nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc các hộ dân khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi không có nước sinh hoạt trong thời gian dài đã được UBND TPHB làm văn bản gửi chủ đầu tư là BQL dự án 2 - Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư dự án quốc lộ 6 nhưng đến nay, BQL vẫn chưa có văn bản trả lời. Về vấn đề này, đại diện đơn vị thi công là Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222 cho biết: Sau khi thi công xong cơ sở hạ tầng của khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi, tháng 7/2007, Công ty đã bàn giao công trình đúng theo thiết kế kỹ thuật cho chủ đầu tư và đơn vị sử dụng là UBND TPHB, trong đó có hệ thống đường ống dẫn nước. Các hạng mục của công trình thuộc khu tái định cư đã hết thời gian bảo hành từ tháng 7/2008.
Đã 4 năm trôi qua, nhu cầu thiết yếu là nguồn nước sạch để phục vụ cho đời sống, sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi vẫn chưa được đáp ứng. Đã đến lúc các cấp, ngành cần vào cuộc tích cực để các hộ dân ở đây ổn định đời sống, yên tâm lao động - sản xuất.
Đức Phượng
(HBĐT) - Với mẫu mã phong phú, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá cả lại phù hợp với túi tiền đồ chơi Trung Quốc chiếm đa số thị phần trên thị trường hiện nay. Đáng lưu tâm, một số loại đồ chơi trên thị trường mang tính bạo lực cao, đang dần ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ.
Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Các bậc phụ huynh cần phải tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo đúng lịch hẹn nhằm bảo vệ cho trẻ được phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.
Các bậc cha mẹ có tâm lý chung là làm mọi cách để bọn trẻ nhanh chóng hết bệnh. Bên cạnh các việc làm đúng, họ vẫn phạm sai lầm khi dùng thuốc sai, làm cho trẻ không khỏi bệnh mà có khi nặng hơn, thậm chí nguy đến tính mạng.
Hít sặc xảy ra khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắt nghẽn đường thở, làm trẻ đột ngột ho dữ dội, khò khè, khó thở, tím tái. Dị vật có thể là sữa hay thức ăn, nước uống và những vật nhỏ như viên bi, kẹp giấy… mà trẻ có thể bỏ vào miệng. Những người chăm sóc trẻ nên cảnh giác với nguy cơ hít sặc ở trẻ và biết cách xử lý khi có hít sặc xảy ra.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Hoàng Thanh Tân ở tổ 11, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) kiến nghị và khiếu nại các cấp có thẩm quyền xem xét cho ông được hưởng lại chế độ đối với người có công. Phóng viên Báo Hòa Bình đã gặp gỡ các ngành chức năng để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung ông Tân kiến nghị , khiếu nại, cụ thể như sau: