Quảng cáo trên trời, bệnh nhẹ thành nặng, loạn chi phí chữa trị với giá cắt cổ… Đây là thực trạng đáng lo ngại ở không ít phòng khám tư nhân có bác sĩ nước ngoài hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Đáng ngại hơn khi việc xử lý vi phạm của các phòng khám vẫn còn rất hạn chế và chưa đủ sức răn đe…

 

  • Tiền mất tật mang

Ngồi thẫn thờ bên gói thuốc không có nhãn mác, với một xấp đơn thuốc và phiếu thu tiền khám chữa bệnh, anh Nguyễn Minh H. ở Phủ Lý, Hà Nam, một bệnh nhân của Phòng khám Đa khoa Việt Hải trên đường Giải Phóng, Hà Nội, bức xúc cho biết: Xem quảng cáo trên truyền hình, biết Phòng khám Việt Hải có bác sĩ người Trung Quốc chuyên điều trị bệnh trĩ dứt điểm qua phương pháp phẫu thuật bằng sóng cao tần, không chảy máu, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh… “Thế nhưng, trái ngược với những gì quảng cáo khi tôi tới phòng khám này, mặc dù phải tốn gần 30 triệu đồng cho chi phí phẫu thuật và thuốc men, nhưng bệnh của tôi vẫn chưa thuyên giảm. Mỗi lần đi đại tiện quả là cực hình, nhưng bác sĩ ở đây vẫn nói bệnh đang tiến triển tốt và chỉ cần dùng thuốc thêm ít ngày nữa…”, anh H. bức xúc.

Nạn nhân của Phòng khám Đa khoa Việt Hải còn có nhiều bệnh nhân khác. Chị Bùi Thu Minh (36 tuổi) ở Hoài Đức, Hà Nội tới chữa trị bệnh viêm xoang mãn tính, chỉ riêng lần đầu chuyên gia Trung Quốc khám và mua thuốc cũng đã mất đứt hơn 500.000 đồng, nhưng bệnh chẳng thuyên giảm.

Lần khám tiếp đến, chuyên gia nước ngoài ở phòng khám này yêu cầu chị Minh phải phẫu thuật vì chị bị políp mũi (mổ khối u nhỏ trong mũi), dùng thuốc không hết được. Chị Minh phải “bấm bụng” nộp thêm hơn 2 triệu đồng cho chi phí phẫu thuật và gần 1 triệu đồng tiền thuốc và dịch truyền nhưng chị vẫn bị chảy nước mũi, thậm chí có cả máu mủ, bệnh không đỡ bao nhiêu.

“Không hiểu ở phòng khám này, người ta dùng loại thuốc và dịch truyền gì mà chẳng thấy dán nhãn mác, phải chẳng thuốc kém chất lượng nên chữa mãi không khỏi…?”, chị Minh bày tỏ.

  • Lừa bịp?

Trước nhiều bức xúc của người bệnh về tình trạng chặt chém, lừa bịp người bệnh của Phòng khám Đa khoa Việt Hải, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc. Kết quả thanh kiểm tra phòng khám này khiến cho không ít người giật mình khi bảng giá dịch vụ quá cao: điều trị chiếu tia hồng ngoại, giá 500.000 đồng/20 phút; điều trị khí dung 150.000 đồng/10 phút.

Đáng lưu ý, nhiều loại thuốc, dịch truyền đều bị bóc hết nhãn mác, sau đó được sử dụng cho bệnh nhân với giá… cắt cổ như: Gluco 5% chai 250ml, giá niêm yết chỉ 8.880 đồng nhưng tính tiền cho bệnh nhân với giá 300.000 đồng…

Hiện nay ở Hà Nội có hàng trăm phòng khám có yếu tố “chuyên gia” nước ngoài đang hoạt động. Các phòng khám này chủ yếu tập trung xung quanh một số bệnh viện lớn, đầu ngành như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108… nhằm tạo dựng sự tin tưởng của người bệnh. Tuy nhiên không ít phòng khám này có biểu hiện lừa bịp và chặt chém người bệnh thông qua các chiêu thức quảng cáo thường xuyên trên một số kênh truyền hình rằng, chữa được nhiều bệnh phức tạp, bằng những phương pháp tiên tiến khiến người bệnh không khỏi băn khoăn.

Tại Phòng khám V.M trên đường Hoàng Hoa Thám, bác Nguyễn Tuấn P. ở phố Cửa Bắc (Hà Nội) bực tức, sau một liệu trình châm cứu và gần 2 tuần dùng thuốc, với hơn 5 triệu đồng để điều trị đau đốt sống cổ nhưng bệnh tình còn nặng thêm. Trong khi đó, lúc đầu tới khám, chuyên gia nước ngoài của phòng khám khẳng định, bệnh của bác P. chỉ điều trị một tuần sẽ khỏi!?

Hay như tại một phòng khám khác trên phố Thái Thịnh, không ít bệnh nhân ở đây cho biết, tốn kém 2 - 3 triệu đồng để mua thuốc chữa viêm họng hạt nhưng chẳng biết bác sĩ ở đây cho uống thuốc gì vì tất cả đều không nhãn mác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội thẳng thắn cho biết, không ít phòng khám có chuyên gia nước ngoài đang hoạt động ở Hà Nội vi phạm các quy định về Luật Khám chữa bệnh, hay quy định về hành nghề y tế tư nhân. Trong đó, phổ biến nhất là quảng cáo sai sự thật, hành nghề quá phạm vi cho phép, giá dịch vụ cắt cổ và bán thuốc không đơn, không rõ nguồn gốc… Tuy nhiên hiện nay việc xử phạt những phòng khám vi phạm mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính bằng tiền, hoặc đình chỉ hoạt động nên chưa đủ sức răn đe. Do đó, trong thời gian tới, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra và xử lý triệt để các phòng khám có yếu tố nước ngoài vi phạm. 

 

                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục