Hà Nội đã ghi nhận 1 bé gái tử vong vì bệnh tay chân miệng (TCM). Trước thông tin này, nhiều phụ huynh đã tự ý cho con nghỉ học vì lo sợ trẻ bị lây bệnh khi đến trường.

 

Ngày 22.9, BV Nhi T.Ư đã xác nhận ca bệnh TCM đầu tiên tử vong tại Hà Nội và cũng là trường hợp tử vong đầu tiên tại miền Bắc. Bé gái 3 tuổi H.T.B.N trú tại Ngọc Hà (Ba Đình, HN) tử vong do mắc virus EV71 thể tối cấp.

Thông tin này ngay lập tức đã khiến nhiều phụ huynh học sinh hoang mang lo lắng và tự ý cho con nghỉ học.

Pha chế Chloramine B khử khuẩn tại trường học.
Pha chế Chloramine B khử khuẩn tại trường học.

Tại trường mầm non số 5 (phường Ngọc Hà) - nơi bé H.T.B.N từng theo học, bà Đỗ Thị Bích Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Sáng nay (tức 23.9) học sinh tới trường chỉ còn 52 em, chưa bằng sĩ số của một lớp học ngày thường. Các cán bộ giáo viên vẫn đến trường nhưng trẻ thì quá vắng”.

Trước đó vào sáng thứ 3 (20.9), số học sinh đến trường vẫn đạt 412/488 trẻ. Tuy nhiên đến chiều thứ 3, ngay sau khi có thông tin bé gái H.T.B.N tử vong đã tác động tới tâm lý số đông phụ huynh. Đến sáng thứ 4, chỉ còn 280 em đến trường; sáng thứ 5 còn 126 em và đến sáng hôm nay thứ 6, con số này tụt thảm hại còn 52 em mặc dù trước đó, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã cử người đến để phun khử khuẩn, vệ sinh toàn bộ lớp học, đồ chơi, đồ dùng của các bé…

Bà Vân cho rằng, đa số phụ huynh hoang mang bởi có rất nhiều tin đồn thất thiệt xung quanh việc bé H.T.B.N tử vong. “Ngay sau khi thấy y tế về phun khử khuẩn, rất nhiều tin đồn đã làm sai lệch sự việc. Có tin nói, bé H.T.B.N chết ngay trên tay cô giáo, rồi lại có tin, hiện một cháu cùng lớp B.N cũng đang bị TCM rất nguy kịch… Chính những tin đồn này đã làm phụ huynh không dám đưa con tới trường dù trước đó trường lớp, phòng học, đồ dùng, đồ chơi đã được cơ quan y tế khử trùng bằng Chloramine B”- bà Vân nói.

Không chỉ phụ huynh tại phường Ngọc Hà, nơi có trẻ tử vong vì bệnh TCM lo sợ, nhiều bậc phụ huynh có con em đi học lớp mẫu giáo, tiểu học cũng nóng ruột không kém. Chị Thiêm (Thanh Xuân, HN) đang có con nhỏ học tại một trường mầm non ở quận Thanh Xuân cho biết: "Để con ở nhà thì không có người trông, mỗi ngày đưa con đến trường lại nơm nớp lo sợ con nhiễm bệnh. Nếu tình hình "căng" quá tôi định cho cháu nghỉ rồi nhờ bà ở quê lên trông cháu".

"Cứ nói đến bệnh TCM là mẹ nào cũng "khiếp vía". Mỗi lần đón cháu là tôi phải kiểm tra ngay xem con có bị ho hắng, nóng sốt chỗ nào không? Thời tiết này người lớn còn cảm cúm như chơi nói gì trẻ nhỏ"- một phụ huynh khác nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, phụ huynh không nên quá lo lắng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Quan trọng là cha mẹ cần hết sức chú ý các biểu hiện của trẻ, khi thấy trẻ ho sốt cao liên tục, người nổi ban đỏ cần đưa đi khám ngay lập tức.

Theo cảnh báo, dịch bệnh tay chân miệng thường bùng phát 2 đợt cao điểm trong năm là tháng 5, tháng 7 và tháng 9, tháng 11. Đợt thứ 2 bao giờ cũng mạnh hơn đợt thứ nhất.

TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư khuyến cáo, gia đình nên chủ động thực hiện các phòng bệnh như: vệ sinh cá nhân; rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt; rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn; cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 15.9.2011, cả nước đã ghi nhận 52.321 ca mắc TCM tại 61 địa phương và 109 ca tử vong tại 22 tỉnh thành. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, Bộ này đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, không chủ quan, lơ là.

 

 

                                                                            Theo LaoDong

Các tin khác

Nhân viên y tế thôn, bản xã Thanh Hối (Tân Lạc) theo dõi chiều cao của trẻ.
Lãnh đạo Vietinbank Hòa Bình và LĐLĐ tỉnh trao tiền tiết kiệm cho em Bùi Tuấn Anh, trường tiểu học xã Xuân Phong (Cao Phong).
Không có hình ảnh

Chăm sóc trẻ bị chàm thể tạng tại nhà

Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính, không lây, thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân hay gia đình bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng.

Các tác hại ít biết của thiết bị điện tử

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì xem tivi và sử thiết bị điện tử nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe giống như việc hút thuốc lá và bệnh béo phì, vì mỗi giờ xem tivi sẽ làm giảm tuổi thọ đi 22 phút, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Vậy nhưng thực tế là thời lượng xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử khác của con người, nhất là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ đang kéo dài hơn.

Công ty TNHH BanDai ổn định việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Công ty TNHH BanDai là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập từ năm 1999. Ngành nghề sản xuất là lắp ráp linh kiện điện tử xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc.

Viện phí không tăng cao như đề xuất!

Đó là niềm tin của ông Nguyễn Minh Thảo (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi trao đổi xung quanh việc tăng giá viện phí và chi trả và phí mua bảo hiểm y tế.

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát

Dù Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm gia cầm (A/H5N1) nhưng sự lơ là của người dân và cơ quan chức năng đang khiến nguy cơ dịch bệnh này quay trở lại. Trong khi đó các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết được dự báo tái bùng phát.

Ghi nhận 109 ca tử vong do bệnh tay chân miệng

Ngày 21-9, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 52.000 ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 61 tỉnh, thành phố với 109 trường hợp tử vong. Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh do virus Coxsackie A16, những trường hợp này thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục