Nhân viên y tế thôn, bản xã Thanh Hối (Tân Lạc) theo dõi chiều cao của trẻ.
(HBĐT) - Theo kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đợt I/2011 của toàn tỉnh cho thấy, tỷ lệ trẻ được cân, đo hàng tháng đạt 99,5%; 99% trẻ em trong độ tuổi được bổ sung vitamin A và tẩy giun theo đúng quy định; không còn xã nào có tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở mức trên 30%.
Ngoài ra, các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng trẻ em được thực hiện thường xuyên tại cơ sở như: tỷ lệ trẻ sơ sinh được theo dõi cân nặng ngay sau sinh là 99,8%; cho trẻ bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh và cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi; cho trẻ ăn bổ sung, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ...
Bác sĩ Ngô Thị Phượng, Phó Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết: Đến nay, 210 xã, phường, thị trấn đều đã có cán bộ chuyên trách dinh dưỡng là cán bộ trạm y tế xã và 2.150 cộng tác viên dinh dưỡng là nhân viên y tế thôn, bản. Hàng tháng, Trung tâm giám sát hỗ trợ cơ sở, trong đó, tập trung ưu tiên tăng cường giám sát hỗ trợ các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng, đặc biệt quan tâm giám sát hỗ trợ nâng cao kỹ năng thực hành phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Được biết, trong những năm qua, công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cơ sở cũng được phối hợp thực hiện thường xuyên. Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã và cộng tác viên dinh dưỡng luôn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như: Hội phụ nữ, CTV dân số, cán bộ văn hoá xã tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, nói chuyện sức khoẻ tại các buổi họp xóm, tư vấn, thăm hộ gia đình, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 2 tuổi và người chăm sóc trẻ.
Tại các xã, phường, thị trấn, hoạt động truyền thông và thực hành dinh dưỡng đạt hiệu quả rõ rệt. Việc quản lý thai nghén, chăm sóc trước sinh được thực hiện thường xuyên, tỷ lệ phụ nữ mang thai được quản lý thai nghén đạt 99,7%; tỷ lệ phụ nữ sinh nở tại cơ sở y tế đạt 99,4%; tỷ lệ trẻ đẻ ra được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ đạt 86%; đã có trên 99% trẻ em trong độ tuổi được bổ sung vitaminA và uống thuốc tẩy giun theo đúng quy định. Trong tháng 6 vừa qua, 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã đồng loạt thực hiện chiến dịch cân, đo trẻ dưới 5 tuổi kết hợp với chiến dịch bổ sung vitamin A và uống thuốc tẩy giun cho trẻ.
Với mục tiêu giảm đáng kể tỷ lệ SDD cho trẻ em dưới 5 tuổi trong những năm tiếp theo, biện pháp tăng cường truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng luôn là vấn đề trọng tâm, cơ bản góp phần phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em mang tính bền vững và lâu dài. Bên cạnh đó cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, ngành, đặc biệt là các xã, thị trấn trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống SDD trẻ em và các chương trình y tế. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo có trẻ suy dinh dưỡng tại các xã trọng điểm nhằm từng bước giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em trong thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010- 2015.
Kim Tuất (Trung tâm TT- GDSK)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì xem tivi và sử thiết bị điện tử nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe giống như việc hút thuốc lá và bệnh béo phì, vì mỗi giờ xem tivi sẽ làm giảm tuổi thọ đi 22 phút, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Vậy nhưng thực tế là thời lượng xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử khác của con người, nhất là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ đang kéo dài hơn.
(HBĐT) - Công ty TNHH BanDai là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập từ năm 1999. Ngành nghề sản xuất là lắp ráp linh kiện điện tử xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc.
Đó là niềm tin của ông Nguyễn Minh Thảo (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi trao đổi xung quanh việc tăng giá viện phí và chi trả và phí mua bảo hiểm y tế.
Dù Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm gia cầm (A/H5N1) nhưng sự lơ là của người dân và cơ quan chức năng đang khiến nguy cơ dịch bệnh này quay trở lại. Trong khi đó các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết được dự báo tái bùng phát.
Ngày 21-9, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 52.000 ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 61 tỉnh, thành phố với 109 trường hợp tử vong. Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh do virus Coxsackie A16, những trường hợp này thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Phương pháp này được bác sĩ Lê Thương - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa nghiên cứu và áp dụng thành công.