Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.
Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Trong bữa tiệc, hắt hơi có thể làm phiền người khác do thức ăn bắn ra dính vào quần áo của họ.
Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90 phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác dụng).
Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng gừng tươi (khoảng 3 - 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi. Sau đó người bệnh đi rửa tay, rửa miệng, rồi tiếp tục bữa ăn. (Gừng tươi là thức ăn quen thuộc nên không ảnh hưởng đến mùi vị các món ăn như các loại tân dược chống dị ứng).
Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin).
Nhược điểm của gừng tươi: một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng.
Để phòng thân, người có chứng “dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần.
Theo Báo SKĐS
Đó là niềm tin của ông Nguyễn Minh Thảo (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi trao đổi xung quanh việc tăng giá viện phí và chi trả và phí mua bảo hiểm y tế.
Dù Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm gia cầm (A/H5N1) nhưng sự lơ là của người dân và cơ quan chức năng đang khiến nguy cơ dịch bệnh này quay trở lại. Trong khi đó các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết được dự báo tái bùng phát.
Ngày 21-9, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 52.000 ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 61 tỉnh, thành phố với 109 trường hợp tử vong. Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh do virus Coxsackie A16, những trường hợp này thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Phương pháp này được bác sĩ Lê Thương - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa nghiên cứu và áp dụng thành công.
(HBĐT) - Ngày 21/9, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có cuộc giám sát tình hình dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh đô thị lễ kỷ niệm và lễ hội tỉnh cho biết : Để chuẩn bị cho công tác đảm bảo VSATTP trong dịp lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I, Tiểu ban y tế đã lên kế hoạch về việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm cho các đại biểu khách, giao trực tiếp cho Chi cục ATVSTP và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, giám sát các nguồn cung cấp thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế nguyên liệu thô, bảo quản thực phẩm, khâu chế biến món ăn, kiểm soát nhà ăn, phòng chống ô nhiễm thứ cấp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây qua thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố.