Thông tin điều chỉnh giá 350 dịch vụ mà Bộ Y tế đưa ra với lý giải, giá dịch vụ trước đây đã quá lỗi thời vì thế cần phải tính đúng, tính đủ để bệnh viện tồn tại…

Tuy nhiên, trên thực tế, ở khía cạnh khác chưa được Bộ Y tế tính đúng, đủ để chia sẻ chi phí với người bệnh, đó là việc kiếm tiền “siêu lợi nhuận” từ các dịch vụ liên quan của bệnh viện...   

Siêu lợi nhuận từ nhà thuốc, giữ xe, căngtin…

Việc tăng giá viện phí là hoàn toàn hợp lý vì mức giá cũ được quy định trong thông tư 14 cách đây 16 năm đã quá lỗi thời. Nhiều BS cho rằng, Bộ Y tế cần phải cân nhắc và minh bạch rõ chi phí nào nên điều chỉnh tăng, không nên tăng, lộ trình tăng như thế nào cho hợp lý... Câu hỏi cho ngành y tế, việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ Bộ Y tế đưa ra liệu đã tính đến những lợi nhuận khổng lồ mà bấy lâu nay các BV đã thu được từ các DV liên quan như: Hệ thống nhà thuốc BV, kho bãi giữ xe, hệ thống căngtin, cho thuê mặt bằng, khám dịch vụ, điều trị dịch vụ...

Tại TPHCM, chỉ cần lướt qua các BV như Nhi Đồng 1, 2, Từ Dũ, Chợ Rẫy, Tai mũi họng, Chấn thương chỉnh hình, Gia Định, Bình Dân, Ung bướu... sẽ dễ dàng nhận ra rằng các nhà thuốc ở trong mỗi BV đều sống khỏe với một lượng khách hàng được “bao cấp” khổng lồ. Chưa chắc thuốc trong BV đã rẻ hơn so với thị trường bên ngoài.

Bao giờ thoát cảnh 2-3 bệnh nhân/giường?    Ảnh: Võ Tuấn
Bao giờ thoát cảnh 2-3 bệnh nhân/giường? Ảnh: Võ Tuấn
Nhà thuốc bệnh viện luôn đông khách (ảnh chụp tại bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM).     Ảnh: V.T
Nhà thuốc bệnh viện luôn đông khách (ảnh chụp tại bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM). Ảnh: V.T

Tại BV Chợ Rẫy, mỗi ngày BV tiếp nhận trên 4.000 lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú và 2.600 nội trú. Các nhà thuốc trong BV luôn bị “quá tải” bởi lượng khách hàng mua thuốc. Tại mỗi BV đều có từ 2-3 nhà thuốc để phục vụ người bệnh. Mỗi ngày, các BV này tiếp nhận 5.000 -  7.000 lượt bệnh là trẻ em đến khám, phần lớn người bệnh đến khám dịch vụ đều bỏ tiền ra mua thuốc tại nhà thuốc của BV. Thậm chí, nhiều BV đã có chủ trương chỉ chấp nhận bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc của BV.

Thử làm phép tính so sánh, giá thuốc BV tương đương với các nhà thuốc bên ngoài, không phải thuê mặt bằng, điện nước được bao cấp, dược sĩ không phải thuê, không phải khấu hao kho chứa, dụng cụ, lượng khách hàng đông đảo, ổn định... Chắc chắn mỗi tháng, số lãi ròng mà các nhà thuốc thu được cực lớn.

Đó là chưa kể các bãi giữ xe tại các BV này, tại BV Nhi Đồng 2, giá giữ xe là 3.000 đồng/lượt trong khuôn viên 2 tầng có sức chứa 1.000 – 3.000 chiếc luôn chật kín xe ra vào liên tục. Không chỉ BV Nhi Đồng 2, tại nhiều BV khác như Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Gia Định việc kiếm bộn tiền từ bãi giữ xe cũng không hề thua kém. Thậm chí nhiều BV lấn cả vỉa hè để giữ xe và cũng chẳng sợ ai với lý do: Giúp người bệnh(?!).

Một khoản thu khác cũng khổng lồ không kém đó là việc cho thuê mặt bằng xung quanh các BV để bán thuốc, mắt kính và căngtin trong BV. Tại BV Từ Dũ, mỗi ngày, căngtin của BV phục vụ cho từ 1.000 – 1.500 lượt người bệnh, người nhà. BV Nhi Đồng 2 với 3 căngtin phục vụ lúc nào cũng đông chật khách. Ngoài ra, nhiều căngtin có tiếng đông khách khác tại TPHCM không “thua chị kém em” đó là 115, Nguyễn Tri Phương...

...và khám dịch vụ, giường dịch vụ


Căn bệnh quá tải của các BV tại TPHCM đã trở thành mạn tính kéo dài chưa tìm ra được thuốc chữa. Chính vì sự quá tải khiến việc nằm chồng 2-3 bệnh nhân/giường là chuyện trở nên thường tình. Việc quá tải ở phương diện khám và điều trị đã khiến người bệnh “nhắm mắt nhịn ăn” để chuyển qua dịch vụ. Trong khi giá khám thông thường mà Bộ Y tế quy định trước đây từ 2.000 – 3.000 đồng/lần khám thì khám dịch vụ đã gấp 10 – 20 lần.

Thay vì sự chênh lệch sẽ được bù trừ cho các BS khám công thì khi tính giá viện phí mới chẳng thấy BV công nào kể đến khoản lợi nhuận từ việc khám dịch vụ mà chỉ ta thán... lỗ. Nghịch lý ở chỗ, nhiều BV lấy kinh phí đầu tư của Nhà nước để xây khu vực khám dịch vụ khang trang, máy móc hiện đại và sau đó thu tiền theo mức giá không khác gì BV tư. Việc đầu tư mới đáng ra tất cả người bệnh được hưởng thì ở đây chỉ phục vụ cho một đối tượng... dịch vụ.

Bên cạnh việc thu lợi từ phòng dịch vụ thì một khoản thu khác mà cơ quan quản lý quỹ BHYT cũng đau đầu không kém đó chính là: Tại nhiều BV quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 người/giường nhưng khi làm giấy tờ thanh toán, BV vẫn đề nghị thanh toán mỗi người một giường... đó là chưa kể việc lạm dụng xét nghiệm tràn lan tại các BV mà dư luận đang phản ánh gần đây.

BS Lưu Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng Giám định BHYT thuộc BHXH TPHCM cho rằng, cần xác định chức năng nhiệm vụ của BV công cho rõ ràng để không lẫn lộn giữa BV công và BV tư. BV công khi đã điều chỉnh viện phí và được nhà nước hỗ trợ kinh phí thì không thể tổ chức khám và điều trị thu theo mức dịch vụ giống BV tư được.    

 

                                                                                   Theo Báo LĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phát biểu chỉ đạo về định hướng của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lúc giao mùa

Thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường cùng với độ ẩm tăng cao đang là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số bệnh viêm khớp thường gặp

Bệnh viêm khớp là bệnh rất phổ biến, với số lượng người mắc bệnh rất nhiều chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Những người mắc bệnh này thường bị tổn thương ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, háng… gây nên tình trạng đau nhức, khó khăn trong cử động và đôi khi bị tàn phế do khớp bị biến dạng.

Dùng thuốc trong bệnh xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì, tên gọi đầy đủ trong y học là bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến triển, là một bệnh tự miễn không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng dầy và cứng da do sự tích luỹ các chất tạo keo, liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm ống tiêu hoá, tim, phổi, thận và mạch máu.

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp

Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.

Quyết liệt triển khai phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Ngày 26/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh (BCĐ) đã tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố, cơ quan y tế trên địa bàn tỉnh.

BVĐK tỉnh cứu sống bệnh nhân 7 tuổi bị đa trấn thương nghiêm trọng

(HBĐT) - Vào khoảng 20 giờ ngày 22/8/2011, bệnh nhân Lường Văn Quang, 7 tuổi được BVĐK huyện Đà Bắc chuyển đến Phòng khám- cấp cứu BVĐK tỉnh trong tình trạng hôn mê sâu do bị đa trấn thương nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục