Loãng xương là bệnh lý diễn biến thầm lặng. Theo lý luận của y học cổ truyền, “thận chủ cốt”. Tỳ vị là nguồn để cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, nhiệm vụ lớn lao của nó không hoàn thành được. Tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh. Đông y chia ra các thể lâm sàng như sau:
Loãng xương thể thận dương hư: Biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng... Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng bài thuốc: Ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Sơn thù. |
Loãng xương thể thận âm suy tổn:
Biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi. Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Loãng xương thể tỳ hư: Biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Dùng bài thuốc: bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Gia giảm: - Nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; Hay sôi bụng, phân lỏng, gia: quế 8g, sinh khương 6g; Đau nhức các khớp, gia: đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; Ho hen mắc đờm, gia: cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.
Loãng xương thể huyết ứ: biểu hiện đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết. Đau mình mẩy... Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau. Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Báo SKĐS
Xưa có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không nguy hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, do ăn uống không khoa học,… Người lớn, trẻ em đều mắc nhưng trẻ em thường mắc nhiều hơn. Theo Đông y, nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bội, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên kết hợp ăn uống để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc chữa đau răng, bạn đọc có thể tham khảo.
Có thể tới đây, một loạt các thuốc mới điều trị nghiện rượu và nghiện thuốc lá sẽ ra đời. Mục tiêu lần này là thay đổi một enzym trong não. Kết luận này được công bố sau khi các nhà khoa học tại Trường đại học California (bang San Francisco, Mỹ) tìm ra một enzym có vai trò trong việc gây nghiện rượu và nghiện thuốc lá.
Tăng axit uric máu (AU) chịu tác động của yếu tố gen và thực phẩm. Nghiên cứu ở Trung Quốc còn cho thấy nam giới có mức tiêu thụ nhiều nước giải khát (soda) dẫn đến nguy cơ gút rất cao. Tăng AU nguyên phát, có vai trò của gen GLUT (Transfert Glucose - gen vận chuyển glucose hoặc fructose) và nhiều gen khác tham gia. Tăng insulin máu làm giảm bài tiết urat niệu và dẫn đến tăng AU. Sử dụng thực phẩm giàu chất purin, các loại rượu mạnh dẫn đến tăng sản xuất urat và tăng tổng hợp uxit uric.
Những người mắc bệnh lao thường phải dùng thuốc theo phác đồ gồm nhiều loại. Thời gian điều trị củng cố kéo dài, điều trị ngoại trú và tự uống thuốc. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi dùng thuốc chống lao gặp phải các tác dụng không mong muốn, nếu không có hiểu biết đầy đủ rất dễ dẫn đến việc bỏ thuốc giữa chừng khiến bệnh không khỏi và lây lan trong cộng đồng, gây nên tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc.
Lợi ích của rửa tay với xà phòng trong phòng chống dịch bệnh lây lan vốn không xa lạ với đời sống của người dân; tuy nhiên, thói quen này vẫn chưa được hầu hết chúng ta xem trọng, thực hành thường xuyên và hàng ngày.
Tính co cơ là một biểu hiện của tình trạng tổn thương thần kinh như bệnh xơ cứng rải rác, liệt não, tổn thương trí óc và đột quỵ, đặc biệt nếu có tổn thương cột sống. Tính co cơ làm giảm thậm chí mất khả năng hoạt động và khó điều trị khi bị nặng, nhưng các dạng nhẹ hay vừa có thể xử trí một cách hữu hiệu, bằng cách điều trị duy trì.