Lợi ích của rửa tay với xà phòng trong phòng chống dịch bệnh lây lan vốn không xa lạ với đời sống của người dân; tuy nhiên, thói quen này vẫn chưa được hầu hết chúng ta xem trọng, thực hành thường xuyên và hàng ngày.

Hưởng ứng “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 15/10” nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng chống các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá như tả, lỵ, dịch cúm A (H5N1), cúm A(H1N1) và đặc biệt là bệnh chân tay miệng là bệnh dịch nguy hiểm đang diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian gần đây, ngày 19/10 vừa qua tại Hà Nội, Hội thảo “Ngày Thế giới Rửa tay với xà phòng” đã được lãnh đạo Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế - Bộ Y Tế, Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
 
Bên cạnh ý nghĩa kêu gọi người dân cả nước rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh, chương trình năm nay còn mang ý nghĩa to lớn nhằm gắn kết và mang lại lợi ích thiết thực cộng đồng với tên gọi “Cùng rửa tay với xà phòng nâng cao sức khoẻ bản làng” và chương trình đầu tiên được tổ chức thí điểm tại Bắc Giang, một tỉnh miền núi vì nơi đó còn nhiều những khó khăn và người dân chưa nhận thức được rằng bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì giữ gìn vệ sinh, trong đó rửa tay với xà phòng là hành động đơn giản nhưng hiệu quả nhất, là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực đến sự phát triển tương lai của trẻ nhỏ về thể lực và trí lực.

Tất cả người dân Việt Nam đều có thể tham gia và trở thành một phần quan trọng của ngày này chỉ bằng cách tham gia cam kết rửa tay với xà phòng vì bản thân và vì cộng đồng.  Quỹ Unilever Việt Nam cam kết trách nhiệm hỗ trợ 1.000 đồng trên mỗi phiếu cam kết rửa tay với xà phòng. Tổng số tiền hỗ trợ khi đạt được 1 triệu cam kết sẽ được sử dụng vào chương trình “Cùng rửa tay với xà phòng nâng cao sức khoẻ bản làng”.
 
Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh
 
Và chúng ta nên biết rằng việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thành một thói quen ăn sâu vào mỗi người sẽ giúp bảo vệ cuộc sống có hiệu quả hơn bất kỳ loại vắc xin hay biện pháp y khoa nào. Vì sức khỏe bản thân và vì một cộng đồng khỏe mạnh, tất chúng ta hãy cùng duy trì thói quen rửa tay với xà phòng và cùng và cam kết ngay từ bây giờ.
 
Không ai khác mà chính chúng ta là người phải thay đổi vì chất lượng cho cuộc sống của chính chúng ta.
 
 
                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chương trình “Ung thư - Vượt lên và chiến thắng”: Sẽ tiếp sức cuộc chiến chống ung thư

“Ung thư - Vượt lên và chiến thắng” là một trong những chương trình hiếm hoi dành riêng cho bệnh nhân ung thư được tổ chức nhằm mục đích nâng cao ý thức, tiếp sức cho người bệnh trong việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần để có thể đối mặt và vượt qua căn bệnh ung thư.

Thịt ếch làm thuốc

Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông. Khi đem chế biến, rửa sạch, lột da, mổ bỏ hết nội tạng, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà. Trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten…

Trẻ em ngộ độc thuốc - Lỗi của người lớn

Có rất nhiều lý do dẫn tới ngộ độc thuốc ở trẻ em. Phần lớn, trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn. Khi ngộ độc, trẻ thường bị dị ứng, nặng hơn nữa là tổn thương gan, thận, sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những di chứng lâu dài.

Thực đơn điều trị mụn trứng cá

Ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thức ăn béo ngậy và cay nóng dẫn đến tuyến bã nhờn bài tiết không bình thường là một trong những nguyên nhân chính gây bộc phát mụn trứng cá. Do vậy, điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp ăn uống rất quan trọng.

Kim Bôi tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng

(HBĐT) - Đến thời điểm cuối tháng 9, Kim Bôi là huyện có số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng nhiều nhất tỉnh với 351 ca, 23/28 xã, thị trấn có trẻ mắc.

Các biện pháp phòng, chống bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Bệnh tay-chân-miệng hiện vẫn diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Đến ngày 26/9, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Tại tỉnh ta đã có 1.297 ca mắc tại 144 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11/11 huyện, thành phố. Tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng tinh ta là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về số người mắc bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục