Nên ăn canh cá nấu mộc nhĩ hoa hiên khi lợi bị chảy máu.
Xưa có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không nguy hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, do ăn uống không khoa học,… Người lớn, trẻ em đều mắc nhưng trẻ em thường mắc nhiều hơn. Theo Đông y, nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bội, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên kết hợp ăn uống để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc chữa đau răng, bạn đọc có thể tham khảo.
Đau răng
Bài 1:Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 - 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa, ninh thành cháo rồi bỏ thạch cao, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày.
Bài 2: Canh xương lợn nấu rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, muối vừa đủ, nước 1.200ml. Tất cả cho vào nồi đun to lửa, sau hạ nhỏ lửa đun cạn còn 400ml, cho muối gia vị ăn trong ngày.
Sâu răng
Bài 1: Cháo đậu phụ thương nhĩ: đậu phụ 1 bìa, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Đem thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu: tán phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống trị sâu răng.
Bài 2: Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Trước hết cho 3 vị với nước nấu kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Bài 3: Cháo dạ dày lợn nấu củ cải: dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi múc ra bát. Gạo đã vo sạch với 1 lít nước nấu thành cháo. Cháo chín múc vào bát củ cải dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày.
Răng lợi chảy máu
Bài 1: Cháo chi tử, ngẫu tiết: chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho chi tử và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, rồi đổ gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 7 ngày.
Bài 2: Cháo dấm, ngọc trúc: ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ, rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày.
Cháo đậu phụ thương nhĩ thanh nhiệt tiêu viêm tốt cho người bị sâu răng. |
Bài 3: Cháo hoa hiên với sinh địa:
rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên nấu lấy nước rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia ăn ngày 2 lần.
Bài 4: Cháo hà thủ ô nấu vỏ áo hạt lạc: hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Cho nước ngâm mềm hà thủ ô rồi ninh lấy nước thuốc, đổ gạo vào với vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, liên tục 4-5 ngày.
Bài 5: Canh cá vàng nấu mộc nhĩ hoa hiên: thịt cá vàng lớn 250g, mộc nhĩ ngâm nở 250g, hoa hiên ngâm nở 250g, muối dầu bột ngọt vừa đủ. Cá làm sạch, thái nhỏ, đem xào dầu 1 lát. Mộc nhĩ hoa hiên rửa sạch thái nhỏ.Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu với cá chín nhừ rồi cho muối, bột ngọt vừa ăn là được. Ăn nóng ngày 2 bữa sáng và tối.
Bài 6: Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1-2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào, trộn đều các thứ là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Theo Báo SKĐS
Tính co cơ là một biểu hiện của tình trạng tổn thương thần kinh như bệnh xơ cứng rải rác, liệt não, tổn thương trí óc và đột quỵ, đặc biệt nếu có tổn thương cột sống. Tính co cơ làm giảm thậm chí mất khả năng hoạt động và khó điều trị khi bị nặng, nhưng các dạng nhẹ hay vừa có thể xử trí một cách hữu hiệu, bằng cách điều trị duy trì.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu luôn thay đổi nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Triệu chứng chung là sưng nóng đỏ đau các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, trở thành bệnh mạn tính. Nguyên nhân bên ngoài theo Đông y là do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể làm kinh lạc trở trệ, khí huyết mất thông sướng, cân cơ co cứng… Nguyên nhân bên trong là do can thận và khí huyết hư suy, khả năng phòng vệ của cơ thể yếu, từ đó gây ra bệnh.
Những người mắc bệnh lao thường phải dùng thuốc theo phác đồ gồm nhiều loại. Thời gian điều trị củng cố kéo dài, điều trị ngoại trú và tự uống thuốc. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi dùng thuốc chống lao gặp phải các tác dụng không mong muốn, nếu không có hiểu biết đầy đủ rất dễ dẫn đến việc bỏ thuốc giữa chừng khiến bệnh không khỏi và lây lan trong cộng đồng, gây nên tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc.
Mùa thu khí hậu thiên về hanh, chúng ta thường hay cảm thấy mũi khô, dễ tắc mũi do khí trong người không lưu thông. Theo Đông y, có thể dùng cách mát-xa, đấm lưng… để làm giảm tình trạng tắc mũi, thậm chí có thể trị viêm mũi, phòng cảm cúm.
“Ung thư - Vượt lên và chiến thắng” là một trong những chương trình hiếm hoi dành riêng cho bệnh nhân ung thư được tổ chức nhằm mục đích nâng cao ý thức, tiếp sức cho người bệnh trong việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần để có thể đối mặt và vượt qua căn bệnh ung thư.
Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông. Khi đem chế biến, rửa sạch, lột da, mổ bỏ hết nội tạng, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà. Trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten…