Tính co cơ là một biểu hiện của tình trạng tổn thương thần kinh như bệnh xơ cứng rải rác, liệt não, tổn thương trí óc và đột quỵ, đặc biệt nếu có tổn thương cột sống. Tính co cơ làm giảm thậm chí mất khả năng hoạt động và khó điều trị khi bị nặng, nhưng các dạng nhẹ hay vừa có thể xử trí một cách hữu hiệu, bằng cách điều trị duy trì.
Thế nào là tính co cơ?
Tính co cơ được áp dụng một cách không chính xác cho các rối loạn khác nhau về kiểm soát cơ vận động do bệnh tật ở hệ thần kinh trung ương và được biểu hiện ở các tác dụng như: Gia tăng trương lực học ở cơ, phản xạ căng quá mức, vận động suy yếu, yếu đuối, động tác kém linh hoạt, tư thế bất thường và dáng đi bị nhiễu loạn ở một số bệnh nhân.
|
Dùng thuốc nào điều trị?
Cho đến nay, đã có khá nhiều bàn luận khác nhau về xử trí tính co cơ. Song, cơ bản vẫn là điều trị vật lý với các thuốc chống co thắt, tuy nhiên đều chứng minh có phần chưa đầy đủ. Baclofen, dantrolen, diazepam và tizamidin là các thuốc thường được sử dụng nhất.
Baclofen tác dụng ở vị trí tủy sống nhưng cũng có thể có vị trí tác dụng trên gai. Thuốc có tác dụng làm suy giảm mạnh các noron (tế bào thần kinh) và có thể gây tác dụng ức chế bằng cách tác dụng như một chất chủ vận thụ thể GABA (gamma amino butyric acid). Diazepam cũng coi như tác dụng ở trung tâm bằng cách gia tăng sự đáp ứng với GABA. Ngược lại, dantrolen tác dụng trực tiếp ở các cơ, bằng cách giao thoa với sự phóng thích calci từ mô lưới thuộc cơ trương để gây co cơ.
Tổn thương thần kinh, bệnh xơ cứng rải rác gây co cơ. |
Tizanidin
là chất thư giãn tác dụng ở trung tâm và chất chủ vận gây tiết α adrenalin, có thể cho rằng thuốc tác dụng ở tủy sống hay trên gai, bằng cách ức chế tác dụng ở xi náp của noron trung gian hướng kích thích. Thuốc có thể gây tác dụng phụ trợ với baclofen, vì vậy có thể giảm liều lượng cả hai thuốc khi dùng phối hợp, khuyến nghị không dùng các benzodiazepin vì có tiềm năng tương tác.
Tất cả các thuốc trên có thể dùng uống nhưng baclofen còn có thể đưa vào trong vỏ (màng cứng) ở trường hợp bệnh co cứng nặng mạn tính.
Thuốc tiêm trực tiếp vào khoang cột sống dưới màng nhện, cho phép truyền thuốc trực tiếp vào vị trí tác dụng ở tủy sống với liều thấp hơn nhiều (so với liều uống). Đã có những báo cáo: một số bệnh nhân điều trị dài hạn baclofen trong vỏ, có khả năng ngừng điều trị mà không có triệu chứng bị co thắt cơ xuất hiện trở lại hoặc có khả năng giảm liều thuốc theo yêu cầu.
Các thuốc khác đang được nghiên cứu: các benzodiazepin khác, clonidin, gabapentin và memantin.
Ngoài ra, có một số cách tiếp cận khác trong cách điều trị bao gồm: Phong bế thần kinh bằng thuốc tê, giảm trương lực thần kinh bằng cách dùng alcohol hay phenol chỉ được xem xét khi bệnh vẫn tiếp diễn khó chữa. Tiêm tại chỗ độc tố clostridinum botulinum đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ trong việc xử trí co cứng chân tay ở người sau đột quỵ hay bị tổn thương cột sống hay ở trẻ em bị liệt não: tác dụng tạm thời của toxin có lợi đối với giảm trương lực thần kinh nhưng yêu cầu tiêm đều đặn có thể bị giới hạn sự tiếp nhận của trẻ em.
Điều trị không cần thuốc bao gồm các kỹ thuật kích thích bằng điện như kích thích dây thần kinh qua da và kích thích cột sống lưng, chấn động ứng dụng cho các cơ chủ vận nhằm cải thiện sự vận động theo ý muốn, phương pháp làm lạnh để giảm sự truyền hướng tâm từ thụ thể ngoại biên và phẫu thuật chỉnh hình hay phẫu thuật thần kinh.
Theo Báo SKĐS
Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông. Khi đem chế biến, rửa sạch, lột da, mổ bỏ hết nội tạng, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà. Trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten…
Có rất nhiều lý do dẫn tới ngộ độc thuốc ở trẻ em. Phần lớn, trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn. Khi ngộ độc, trẻ thường bị dị ứng, nặng hơn nữa là tổn thương gan, thận, sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những di chứng lâu dài.
Ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thức ăn béo ngậy và cay nóng dẫn đến tuyến bã nhờn bài tiết không bình thường là một trong những nguyên nhân chính gây bộc phát mụn trứng cá. Do vậy, điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp ăn uống rất quan trọng.
(HBĐT) - Đến thời điểm cuối tháng 9, Kim Bôi là huyện có số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng nhiều nhất tỉnh với 351 ca, 23/28 xã, thị trấn có trẻ mắc.
(HBĐT) - Bệnh tay-chân-miệng hiện vẫn diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Đến ngày 26/9, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Tại tỉnh ta đã có 1.297 ca mắc tại 144 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11/11 huyện, thành phố. Tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng tinh ta là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về số người mắc bệnh.
(HBĐT) - Ngày 29/9, Chi cục DS- KHHGĐ đã triển khai kế hoạch giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).