Trong khi dịch tay chân miệng vẫn bùng phát mạnh thì dịch sốt xuất huyết cũng không ngừng gia tăng trên phạm vi cả nước với những diễn biến khó lường.

Hiện nay, nhiều người dân vì chủ quan, nhập viện điều trị muộn gây khó khăn cho việc chữa trị và biến chứng nguy hiểm.

Không ngờ... bị sốt xuất huyết

Không riêng gì tâm điểm tại các tỉnh phía Nam, hiện nay tại nhiều tỉnh phía Bắc dịch sốt xuất huyết cũng đang bùng phát.

Tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát sớm hơn mọi năm. Theo ghi nhận của Sở Y tế Hà Nội, hiện dịch bệnh đã bùng phát tại nhiều quận như Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai…

Ngày 2/11, có mặt tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, phóng viên Vietnam+ ghi nhận tình trạng quá đông người nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay bệnh viện đã tiếp nhận hơn 600 bệnh nhân sốt xuất huyết, trung bình mỗi ngày điều trị và khám phát hiện 8-10 bệnh nhân. Đa số bệnh nhân tới khám đều cho biết không ngờ lại bị sốt xuất huyết. Lúc lên cơn sốt họ cứ nghĩ chỉ là sốt rét, cảm… nên chủ quan. Chỉ khi bị bệnh nặng kèm hiện tượng xuất huyết ngoài da do giảm tiểu cầu mới đến viện điều trị.

Bác Trần Văn Ninh (61 tuổi) ở Phố Vọng, Hai Bà Trưng sau 4 ngày vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị, hiện nay tình hình đã ổn. Bác Ninh tâm sự: “Tôi không nghĩ là mình bị sốt xuất huyết vì cơ thể vẫn cảm thấy bình thường, chỉ có dấu hiệu sốt không giảm.”

Ban đầu bác có những triệu chứng như bị sốt, cơ thể lúc nóng lúc lạnh, phải đắp chăn. Bác Ninh tưởng mình chỉ bị rốt rét thông thường nên tự mua thuốc điều trị sốt rét ở nhà trong ba hôm, nhưng sốt cao vẫn không giảm. Đến khi thấy khó chịu quá, người nhà liền đưa bác đến bệnh viện để điều trị.

Lúc nhập viện, tiểu cầu của bác Ninh hạ xuống rất thấp, chỉ ở mức 10.000 trong khi mức bình thường của những người khỏe mạnh là từ 150.000 tiểu cầu trở lên. Những bệnh nhân sốt xuất huyết có tiểu cầu dưới ngưỡng 50.000 thì người bệnh sẽ phải nhập viện theo dõi điều trị.

Khi được hỏi về nguyên nhân mắc bệnh, bác Ninh phân trần nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, không gian thoáng mát, xung quanh khu nhà tôi không có ai bị bệnh này, vậy mà vẫn bị mắc bệnh. Bác Ninh nghi ngờ chỉ còn một yếu tố duy nhất truyền bệnh là do bị muỗi vằn đốt.

Không riêng gì đối tượng lớn tuổi, ngay cả thanh niên cũng là mục tiêu của dịch sốt xuất huyết.

Anh Nguyễn Phong (32 tuổi) một cán bộ y tế ở phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng nhập viện đã 3 ngày nhưng vẫn không khỏi bàng hoàng: “Hai ngày đầu tôi thấy sốt cao liên tục nên nghĩ mình bị ốm, nên mua thuốc Paracetamol uống hạ sốt. Sau hai ngày uống thuốc liên tục người vẫn thấy mệt, nhiệt độ chỉ hạ xuống được 1 độ, còn 38 độ C, người mệt mỏi, không có dấu hiệu xuất huyết ngoài da." Sau đó anh đến cơ sở y tế xét nghiệm máu thì mới vỡ lẽ mình bị sốt xuất huyết.

Diễn biến phức tạp


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng Mười, trên địa bàn cả nước có 7.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 6 trường hợp tử vong.

Lý giải về nguyên nhân tại sao có nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết, ông Trần Thanh Dương - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đưa ra nhận định do thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm dịch sốt xuất huyết vào mùa đỉnh cao nên gia tăng số ca mắc bệnh tại nhiều địa phương.

Theo các bác sỹ, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có những biểu hiện rất giống với sốt virus do chúng có biểu hiện khá giống nhau, trong khi đó người bệnh lại thường chủ quan khi có biểu hiện sốt, chỉ đến khi cơ thể mỏi mệt, chán ăn, nổi ban đỏ trên da mới nhập viện.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cảnh báo biến cố xảy ra với các bệnh nhân sốt xuất huyết từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy. Vì vậy, các trường hợp có triệu chứng bị sốt cần đặc biệt chú ý từ ngày thứ hai trở đi. Nếu như có các biểu hiện sốc, sốt cao hai ngày liên tục thì phải vào viện.

Hiện nay sốt xuất huyết vẫn chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu, nên biện pháp dự phòng, đặc biệt là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy để giảm khả năng truyền bệnh là rất quan trọng.

Theo tiến sĩ Kính, thời tiết nóng ẩm thất thường tạo nhiều điều kiện cho muỗi phát triển. Vì vậy, để tránh bị muỗi đốt, truyền bệnh sốt xuất huyết, từng cá nhân, hộ gia đình cần phải ngủ màn (kể cả ban ngày), mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt; hợp tác với chính quyền, y tế trong các chiến dịch vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt trừ muỗi.

Các gia đình khi phát hiện có người bị sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Ở Việt Nam, hiện có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3 và D4. Một người đã từng nhiễm sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với tuýp virus đó nhưng vẫn có khả năng nhiễm chéo do một tuýp virus khác và nhiễm bệnh lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

 


TheoVietnam+
 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục