Tập thể dục thể thao hay chỉ thực hiện những vận động thông thường như quay trái, quay phải… cũng phải đúng cách. Có như vậy thì các hệ thống, cơ năng của cơ thể mới được vận hành - rèn luyện giao thoa, sức khỏe mới hài hòa.

Kết hợp thân thể và đầu óc

Người tập không chỉ vận động (VĐ) thể lực như đi bộ, chạy, chơi bóng, bơi, đánh xà,…, kể cả lao động chân tay có tác dụng dưỡng sinh, mà còn rèn luyện vui nhẹ tùy chọn về trí lực bằng chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, câu đối, giải đố, viết chữ, đọc truyện vui, học thuộc ít từ ngoại ngữ, bài thơ ca… Tập đi bộ, chạy chậm dài có lợi cho giữ gìn tinh lực của người lao động trí óc.

 Vận động tốt giúp tăng cường sức khỏe.

Kết hợp động và tĩnh

Một mặt cần thường xuyên rèn luyện thể lực và trí lực. Mặt khác, mỗi ngày có thể dùng khoảng 30 phút để ngồi hay đứng hoặc nằm tĩnh tại,  thả lỏng cơ bắp, giải trừ các tạp niệm, tập trung ý niệm vào rốn để hồi phục, điều hòa hoạt động toàn thân. Sau khi làm việc lâu, lúc nghỉ nên có vận động linh hoạt. Đó còn thể hiện phần nào sự kết hợp giữa chi trên và chi dưới.

Kết hợp hai bên trái và phải

Nếu làm việc, tập nhiều bằng tay phải thì lúc nghỉ lại VĐ bằng tay trái nhằm khôi phục cân bằng tương đối, nghỉ ngơi tích cực. Tay, đặc biệt các ngón tay, rất nhạy cảm nên còn được gọi là “phần ngoài” quan trọng của não. Nếu chỉ sử dụng một bên tay sẽ bỏ phí cả một vùng rộng nửa vỏ não bên kia; không tạo điều kiện cho bên còn lại được “nghỉ ngơi”.

Kết hợp trước và sau

Đi về trước là định hướng VĐ thường xuyên của con người. Nhưng tập đi lùi (cả tập múa) lại góp phần làm khớp cổ chân thêm linh hoạt, đi lại vững vàng, tư duy minh mẫn, phòng chống đau eo lưng. Đương nhiên phải vừa sức, an toàn. Người yếu, cao tuổi, VĐ khó khăn không nên tập đi lùi.

Kết hợp trên và dưới

Từ khi con người biết đứng lên, đi đã bắt đầu hình thành sự phân công giữa tay và chân. Đó là bước tiến hóa quan trọng nhưng cũng có mặt tiêu cực. Một số kỹ năng tinh xác của hai chân cùng cơ chế điều khiển chúng trên vỏ não dần thoái hóa theo. Vì vậy, ở mức cần thiết, cũng cần có VĐ chân nhất định để hạn chế sự thoái hóa đó. Đá cầu, đá bóng là cách hoàn thiện rất tốt. Có thể tập dùng bàn, ngón chân để đẩy, cặp chuyển hoặc cọ xát một vật nào đó. Thực nghiệm cho thấy, nếu tập thích hợp sẽ không chỉ thêm linh hoạt mà còn góp phần hạn chế một số bệnh về tai biến mạch máu não.

Phương pháp trên không nhằm phát triển đồng thời, dàn đều mà chỉ  tác động tương đối hài hòa để nghỉ ngơi tích cực, khắc phục sự lệch yếu, khôi phục sự cân bằng động tương đối của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, làm tốt việc chính của từng người. Từng người nên căn cứ vào thực chất ý tưởng đó, đặc điểm sinh hoạt, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe cụ thể mà tự tìm ra cách tập phù hợp.

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục