Crytosporidium là các ký sinh trùng ký sinh ở đường ruột, chúng nhiễm vào cơ thể người do sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh do Crytosporidium xảy ra trên khắp thế giới, nhất là ở các nước có điều kiện vệ sinh còn kém. Đặc biệt khi nhiễm Crytosporidium nó có thể đe dọa tính mạng của những người suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, ở những vùng lụt lội do ảnh hưởng mưa lũ, nguồn nước dễ bị nhiễm loại khuẩn này.

 Vòng đời và chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng Cryptosporidiosis.

Cách lây truyền và đối tượng dễ lây nhiễm

Chủng gây bệnh ở người có tên là Cryptosporidium parvum, là một nguyên sinh bào hình cầu. Cryptosporidium lây truyền bằng đường phân miệng gồm truyền từ người sang người, từ súc vật sang người, truyền qua nước và qua thức ăn. Chúng xâm nhập vào ruột cư trú ở biểu mô, nhân lên và tạo ra các nang đào thải qua phân ra ngoài. Các nang có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh một thời gian dài, đặc biệt có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi. Đặc biệt lưu ý, ở mức clo vẫn dùng để khử khuẩn tại các bể bơi hầu hết các mầm bệnh đều bị tiêu diệt, nhưng Cryptosporidium vẫn có thể tồn tại nhiều ngày. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên trẻ em, phụ nữ có thai và những người bị các bệnh về miễn dịch thường có nguy cơ mắc nhiều hơn. Trong đó cần chú ý đến các đối tượng có nguy cơ cao là: trẻ em và người lớn uống phải nước ở kênh rạch, ao hồ, bể bơi... trong khi bơi; những người có thói quen uống nước lã, ăn hoa quả sống; những người làm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Biểu hiện của bệnh

Ở những người có hệ miễn dịch bình thường khi bị nhiễm ký sinh trùng này thường không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhưng bệnh tự khỏi. Ở những trẻ suy dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bệnh thường kéo dài.

Sau từ 2-10 ngày, người nhiễm Crytosporidium có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy cấp. Nếu mất nước nhiều, người bệnh có những biểu hiện của tình trạng mất nước như khát nước, khô da và niêm mạc... Nặng hơn bệnh nhân có thể trụy tim mạch và tử vong.

Ở những người có hệ miễn dịch bình thường, bệnh thường khéo dài 1- 2 tuần nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (bệnh nhân bị bệnh ung thư, HIV/AIDS, người sử dụng corticoid kéo dài, trẻ em, người già...) bệnh có thể diễn biến dài hơn và nặng hơn. Nhiều trường hợp nhiễm Crytosporidium nhưng không có biểu hiện gì.

Nguyên tắc điều trị

Vấn đề chẩn đoán tiêu chảy do Crytosporidium còn gặp nhiều khó khăn. Biện pháp chẩn đoán chủ yếu là tìm ký sinh trùng trong phân.

Cho đến nay, không có một phương pháp điều trị đặc biệt nào khác ngoài bù nước và điện giải cho bệnh nhân. Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch osezol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói osezol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà xác định là mắc bệnh thì nên hoặc giảm liều nếu có thể để cơ thể có đủ khả năng loại trừ được ký sinh trùng.

Cách xử lý nước nghi ngờ nhiễm Crytosporidium

Đun sôi: Nước dùng để uống được lọc từ nước sông, suối, ao, hồ nên đun sôi ít nhất 1 phút. Ở những nơi núi cao, thời gian đun sôi cần kéo dài hơn.

Lọc nước: Biện pháp lọc nước bằng cát và các biện pháp thông thường khác (dùng bông gòn, bể lắng, phèn…) không loại bỏ được Crytosporidium. Một số thiết bị lọc nước trên bằng khe thẩm thấu trên thị trường được nghi nhận là có tác dụng lọc ký sinh trùng này.

Nguồn nước được xử lý bằng tia cực tím có thể làm mất khả năng gây bệnh của ký sinh trùng này.

 Vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tật.

Làm gì để dự phòng?

Cần phải xử lý phân người và động vật đúng theo phương pháp vệ sinh. Rửa tay cẩn thận khi tiếp xúc với phân và sau khi đi vệ sinh. Không uống nước chưa được đun sôi hoặc chưa được khử khuẩn. Những nhân viên phục vụ ăn uống cần phải nghỉ việc khi mắc bệnh. Trẻ nhỏ cũng phải tạm nghỉ ở nhà cho tới khi hết tiêu chảy.

Đối với các bể bơi công cộng, trong điều kiện cho phép, để tăng cường cho hệ thống khử khuẩn tại các bể bơi có thể sử dụng tia cực tím hoặc sục khí ôzôn để bất hoạt các ký sinh trùng trong nước.

Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì bạn có thể làm nhiễm bẩn nước và lây truyền bệnh cho người khác. Không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Thay bỉm và quần lót cho trẻ tại khu vực vệ sinh, không được thay ở gần khu vực bể bơi để tránh làm nhiễm bẩn nước bể bơi; không ăn hoa quả xanh hoặc sữa tươi chưa qua tiệt khuẩn; rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ và khi tiếp xúc với thú vật nuôi; ăn chín, uống sôi và không ăn, uống thực phẩm không rõ nguồn gốc.

 

                                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chị Phượng (áo đen) bức xúc trước việc cốm làng Vòng bị làm giả, nhuộm hóa chất độc.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phát hiện 1.758 người nhiễm HIV/AIDS

(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 10, toàn tỉnh có 1.758 người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn 11 huyện, thành phố với 137 xã, phường, thị trấn.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh - nhịp cầu nối những tấm lòng nhân ái

(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã khẳng định được tiếng nói nhân đạo tại địa phương, trở thành cầu nối vững chắc để những tấm lòng nhân ái trao gửi niềm tin, hướng tới những người bất hạnh trong cộng đồng. Chính vì thế, khi nhắc đến hoạt động nhân đạo trên địa bàn tỉnh, trước tiên phải nhắc đến những người làm công tác CTĐ.

Phim truyền hình Việt Nam: Xu hướng “thập cẩm hóa”?!

Khác với vài năm trước đây, phim truyền hình Việt Nam đã có những dấu hiệu khả quan hơn, “bằng chứng” là lượng khán giả đã tăng lên đáng kể. Xét ở góc độ này thì có thể nói, phim truyền hình đã kéo được khán giả quay về với sản phẩm nội. Tuy nhiên, chất lượng phim truyền hình đã thực sự thay đổi hay chưa thì phải mục sở thị.

Ðiều trị đau nửa đầu

Ðau nửa đầu (Migraine) hay còn gọi là nhức đầu do mạch máu, biểu hiện bởi những cơn đau nửa đầu dữ dội, đập thình thịch như tiếng mạch đập ở một hoặc hai bên thái dương kèm theo bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ, đặc biệt xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên bệnh nhân thường lo lắng và sợ hãi làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm khả năng lao động.

Trẻ em sốt: Chớ chủ quan

Sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng nhưng nhiều khi chỉ là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Sốt ở trẻ em luôn là biểu hiện được các bậc cha mẹ quan tâm, là một trong những lý do chủ yếu khiến cha mẹ hay người chăm sóc đưa trẻ đi khám, cấp cứu. Hiểu biết đúng về sốt có thể giúp cho chúng ta yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà hoặc cho trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, đây là loại bệnh nặng có thể gây tử vong cho trẻ, nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, bỏ bú, quấy khóc... đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục