Cây và củ đinh lăng.

Cây và củ đinh lăng.

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất. Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư.

Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 

 

                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sa nhân là vị thuốc trong bài “Hương sa lục quân gia giảm”.

Bệnh còi xương ở trẻ em

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho.

Thận trọng khi sử dụng dịch truyền

Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai làm cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm cần phải cảnh báo trong cộng đồng.

Khi viêm họng chữa mãi không khỏi

Có rất nhiều người bị viêm họng uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn không hết. Theo lý giải của PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Trưởng khoa tai mũi họng, BV. Cấp cứu Trung Vương, với những bệnh nhân này, viêm họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nghịch kíp mìn, một học sinh bị cụt 3 ngón tay và sẹo giác mạc

(HBĐT) - Khoa Ngoại - Chấn thương - Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vừa phẫu thuật bàn tay phải và lấy dị vật trong mắt của bệnh nhân Bùi Trung Đức, 14 tuổi, học sinh lớp 6, trường THCS Thu Phong (trú tại xóm Thiều, xã Thu Phong, huyện Cao Phong).

Những tồn tại trong giải quyết chế độ cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin

(HBĐT) - Tham gia chiến đấu tại các chiến trường miền Nam, nhiều người đã không may mắn khi nhiễm chất độc hóa học trước khi xuất ngũ. Có người bị chất độc hành hạ bằng những căn bệnh nguy hiểm, có người để lại di chứng cho thế hệ con, cháu mình. Dù hậu quả ở hình thức nào, nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần vẫn ngày ngày hiện hữu. Tuy nhiên, giải quyết chế độ cho các nạn nhân da cam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Còn nhiều nạn nhân chất độc da cam chưa được hưởng chế độ thỏa đáng với những mất mát, hy sinh của mình.

Phát động chiến dịch phòng chống tác hại thuốc lá

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới vừa tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá và giới thiệu dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục