Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đáp ứng miễn dịch bị suy giảm như do già yếu, dinh dưỡng kém, bệnh tật... cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch.

Hệ miễn dịch gồm các yếu tố miễn dịch cytokin, interleukin... điều tiết tế bào miễn dịch (qua sự kích hoạt, ức chế). Cơ thể đáp ứng miễn dịch bằng cách: tiết ra kháng thể đặc hiệu trung hòa khả năng gây nhiễm khi vi sinh chưa thâm nhập vào tế bào hoặc tiết ra kháng thể đặc hiệu tiêu diệt vi sinh khi mới sơ nhiễm.
 
Các thuốc tăng cường miễn dịch 
 
Vaccin chủ động tạo ra miễn dịch

- Vaccin phòng vi sinh: là vi sinh được giảm hoạt lực hay gen kháng nguyên chiết từ vi sinh khi tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện, ghi nhớ kháng nguyên và sản xuất ra kháng thể đặc hiệu. Đây là cách chủ động tạo ra miễn dịch.

- Vacin chống ung thư:  tổng hợp ra một phân tử, rồi gắn vào bề mặt chất chỉ điểm đặc hiệu của một loại tế bào ung thư nhất định làm cho bề mặt phân tử ấy có hình thái giống với bề mặt tế bào ung thư. Dùng nó như một kháng nguyên nhân tạo để điều chế vaccin. Ví dụ, vaccin chống ung thư phổi (Cima Vax EGF- Cuba, 2007), vaccin chống ung thư nguyên bào xốp đa hình thái (GMB - Mỹ, 1998) đều làm tăng miễn dịch bằng cách tạo ra các kháng thể đặc hiệu chống ung thư (làm chậm sự tiến triển, nâng cao chất lượng, kéo dài  thời gian sống cho người bệnh).

 Vaccin tạo miễn dịch phòng chống ung thư.

Thuốc tăng cường miễn dịch

Các thuốc này có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách tăng các chức năng hoạt động chung của cơ thể, làm cho cơ thể mạnh lên, từ đó tăng đáp ứng miễn dịch hoặc hoạt hóa các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể.

- Interferon: là cytokin tự nhiên, điều tiết miễn dịch bằng cách tăng hoạt tính đại thực bào, tăng tính độc hại tế bào đặc thù của tế bào miễn dịch đối với các tế bào đích và chống virut, chống ung thư bằng cách ức chế sự sao chép virut, ngăn chặn sự nhân đôi, chống tăng sinh tế bào. Các interferon sinh tổng hợp giống như interferon tự nhiên, dùng để tăng  miễn dịch chống virut (như trong điều trị viêm gan B mạn, viêm gan C mạn); ngăn cản sự phát triển ung thư  (như trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, bệnh đa u tủy xương…).

- Một số vitamin: Có 80 bệnh liên quan đến gốc tự do và 100 loại hóa chất tích tụ trong mỡ làm suy giảm miễn dịch. Một số vitamin E, C, beta-caroten có tính năng chống gốc tự do nên tăng cường  miễn dịch. Vitamin C tan trong nước, khử gốc tự do ngay khi chúng ở tại dịch ngoài tế bào.Vitamin E, beta-caroten tan trong dầu, khử gốc tự do tại màng lipid của tế bào. Mỗi loại còn có cơ chế riêng: beta-caroten trực tiếp  làm tăng tế bào T của hệ miễn dịch nên tăng sự sản xuất kháng thể. Vitamin C có chức năng tạo miễn dịch, đồng thời tham gia vào  nhiều chức năng hoạt động (sinh năng lượng, trung hòa chất độc, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, tăng hấp thu canxi, sắt..) làm cơ thể mạnh lên, tăng đáp ứng miễn dich.   

- Một số nguyên tố vi lượng:  có vai trò tăng cường miễn dịch, ví dụ: kẽm có trong thành phần của 80 loại enzym trong cơ thể, giúp tăng trưởng, làm cơ thể mạnh lên, từ đó tăng đáp ứng miễn dịch. Kẽm cùng với vitamin A, B6, E giúp tuyến ức (thymus) tăng khả năng miễn dịch. Khi thiếu kẽm (dưới 70mcg/100ml máu) trẻ sẽ  bị thấp, nhẹ cân, dễ bị  bệnh, cần bổ sung kẽm đến ngưỡng. Hay selen cũng là vi chất  tham gia vào nhiều quá trình sinh học, trong đó có quá trình điều khiển tổng hợp globulin miễn dịch, chống  gốc tự do. Thiếu selen sẽ suy  giảm miễn dịch, dễ bị bệnh.

- Dược thảo có tác dụng tăng cường miễn dịch: các loại thực phẩm  như tỏi, hành, kinh giới rất giàu chất flavonoid và giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi trong cơ thể và sự tạo các gốc tự do. Tỏi đã được sử dụng như một gia vị và “thuốc” có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi trùng và ký sinh trùng cùng với tác dụng tăng sức đề kháng, rất hiệu quả trong các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, ho gà... và đã được chứng minh là có tác dụng tăng số lượng tế bào miễn dịch T- killer tự nhiên. Kinh giới đã được nhân dân ta sử dụng từ bao đời nay làm thuốc giải cảm, giảm sốt, chống dị ứng. 

Dùng thuốc như thế nào?

Đối với các vitamin và khoáng chất nên bổ sung bằng thực phẩm: ăn nhiều rau xanh, hoa quả…). Chỉ bổ sung bằng thuốc cho những cơ thể bị thiếu các chất này. Vì nếu bổ sung thừa sẽ gây nên các hậu quả do thừa các chất đó hoặc sẽ gây rối loạn trong cơ thể. Ví dụ, thừa canxi thai nhi sẽ bị cốt hóa, canxi đọng ở thận gây sỏi thận, đọng ở mạch máu góp phần gây xơ vữa mạch máu và nguy cơ tăng huyết áp; đọng ở vỏ não (ở người già trên 70 tuổi) góp phần gây nguy cơ mắc hội chứng Alzheimer.

Đối với các interferon chỉ dùng khi thật cần thiết, dùng đúng thời điểm. Ví dụ, chỉ dùng interferon khi virut viêm gan B đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng; chứ không dùng khi cơ thể đã có đủ miễn dịch tự nhiên, khống chế làm cho  virut nằm im, không sinh sôi, không có triệu chứng lâm sàng.        

 

                                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục