Muốn phòng, chống bệnh tay - chân - miệng đạt hiệu quả thì ý thức và hành vi thực hành, đảm bảo vệ sinh của người dân là vô cùng quan trọng. Truyền thông phải đi trước dự phòng và điều trị bệnh dịch. Nội dung trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh trong buổi gặp mặt báo chí chiều 25/10 tại Hà Nội nhằm phối hợp tuyên truyền phòng chống bệnh nguy hiểm và mới nổi, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng (TCM) vẫn đang tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.
Diễn biến phức tạp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh tay - chân - miệng vẫn đang tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước và vùng lãnh thổ. Một số nước có số người mắc bệnh dịch tay - chân - miệng tăng cao so với năm trước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tại Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 77.895 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 63 tỉnh, thành phố và 137 ca tử vong tại 27 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc tay - chân - miệng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam chiếm 65,1% ca mắc và 89,1% số ca tử vong của cả nước. Đối tượng mắc bệnh tay - chân - miệng tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi, chiếm trên 82% số ca mắc. Các tỉnh, thành phố có số tử vong cao nhất là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Quảng Ngãi.
Chú ý: Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 01 phút. Các bước 2,3,3,5 làm đi làm lại tối thiểu 05 lần. |
Chưa đến mức phải công bố dịch
Hướng dẫn các bé mầm non rửa tay bằng xà phòng. |
Rửa tay bằng xà phòng - Biện pháp hữu hiệu nhất
Theo các chuyên gia, biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng chống bệnh tay - chân - miệng chính là rửa tay bằng xà phòng. Tại các vùng có bệnh tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng các biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, một số tỉnh thành làm tốt hướng dẫn như Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu..., số mắc đã giảm, số tử vong cũng giảm. Rõ ràng là giải pháp khống chế có hiệu quả, như vừa qua Hội Thầy thuốc trẻ đã phát 100.000 bánh xà phòng tới tay người dân và tuyên truyền họ rửa tay, địa bàn đó có số mắc tay chân miệng giảm.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã thành lập 16 đoàn giám sát và chỉ đạo công tác phòng chống tay - chân - miệng tại 33 tỉnh, thành phố trọng điểm. Qua kiểm tra cho thấy, việc truyền thông tới người dân về việc phòng bệnh này còn chưa hiệu quả và chưa trúng đích, chưa truyền tải đúng thông điệp của ngành Y tế đến người dân. Trong khi cần tập trung người dân vào việc rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi cho trẻ ăn hay vệ sinh; vai trò cá nhân người chăm sóc trẻ cần có thói quen sạch cho bản thân và cho trẻ… thì truyền thông lại chủ yếu hướng dẫn người dân khử trùng môi trường bằng chloramin B. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ yếu vẫn là tình hình diễn biến của bệnh mà quên nhấn mạnh vào vào các biện pháp phòng chống.
Để chủ động phòng chống bệnh tay - chân - miệng, thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp với ngành giáo dục phòng, chống bệnh dịch tay - chân - miệng trong trường học; cấp phát chloramin B, trang thiết bị cần thiết cho các Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Pasteur Nha Trang và các địa phương; Bộ Y tế đã mời các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới về các lĩnh vực vi sinh, dịch tễ, điều trị, truyền thông và tổng hợp kinh nghiệm phòng chống dịch ở các nước tới Việt Nam để tham gia hỗ trợ phòng chống bệnh. Trước mắt quan trọng là các cơ quan truyền thông cần tăng cường tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng tránh và mỗi người dân cần tự giác thay đổi nhận thức, hành vi mới có thể khống chế hiệu quả bệnh tay - chân - miệng.
Theo Báo SKĐS
Sử dụng mọi chiêu thức dụ trẻ ăn, từ làm trò gây sự chú ý của trẻ, xem quảng cáo trên tivi đến ăn rong, chơi thú nhún… nhưng trẻ vẫn không chịu ăn hoặc không chịu nuốt. Điều này làm đau đầu các bậc phụ huynh, vì sợ trẻ biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nhiều người cho rằng trẻ biếng ăn là tình trạng chung, đứa trẻ nào cũng như vậy nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có biện pháp khắc phục cụ thể.
“Bệnh tùng khẩu nhập”, các bà nội trợ cần biết cách bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh để giữ gìn sức khỏe cho gia đình.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực. Từ “đau khổ” cũng cho thấy đau đớn đưa đến khổ, một cái khổ ghê gớm là bị đau và đau thể xác sẽ gắn với đau về mặt tinh thần.
(HBĐT) - Sắt là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể có sắt trong hemoglobin của nó, sắc tố này mang khí oxy từ phổi đến các mô. Thiếu sắt trong máu có thể dẫn tới chứng bệnh thiếu máu, thiếu sắt, căn bệnh thiếu dưỡng chất phổ biến. Biểu hiện của bệnh là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng lên cân hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động vì hạnh phúc của gia đình và vì sự phát triển của doanh nghiệp, trước trong và sau Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ năm 2011, các ngành chức năng đã tổ chức nhiều hoạt động như: phát sách, tài liệu, áp phích, tờ rơi tuyên truyền về công tác ATVSLĐ.
Cái tên là sự gửi gắm nhiều tâm huyết và hi vọng. Tên đất, tên người là sự phản ánh một cách khá chân thực những tinh hoa, bản sắc, chiêm nghiệm. Tên phim cũng cần khơi gợi ở người xem sự đồng cảm về mặt nội dung và nghệ thuật phim. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà sản xuất phim Việt đang đi ngược lại với tiêu chí chuẩn mực này. Việc đặt tên hú họa, dễ dãi, không có chọn lọc là một thực tế đang diễn ra ở điện ảnh Việt. Sự kiện mới nhất, trước phản ứng của dư luận, nhà sản xuất bộ phim mùa Noel 2011 Siêu sĩ, ca mẫu, nhà con học và khoa chó quyết định đổi tên thành Hoán đổi thân xác càng khẳng định thực trạng này.