Cấp cứu tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức.Ảnh: PV

Cấp cứu tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức.Ảnh: PV

Hiện nay, công tác cấp cứu trước khi nhập viện còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh nhân trước khi cấp cứu, tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng vì không được xử lý đúng trên đường nhập viện nên khi vào viện, bệnh có thể diễn biến xấu hơn vì không được cấp cứu kịp thời...

Sơ cấp cứu ban đầu còn yếu

Việc cấp cứu trong những giờ đầu, phút đầu được coi là giờ vàng cho những người bị tai nạn. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng thực hiện tốt việc cấp cứu này. Vì thế nhiều người đã mất quyền sống chỉ vì những sai sót do sơ cứu ban đầu, hoặc không được cấp cứu ngay. Hiện nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta chưa có trung tâm vận chuyển cấp cứu (cấp cứu 115).

GS. Vũ Văn Đính - Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, hiện hệ thống cấp cứu trước viện của ta chủ yếu do Trung tâm cấp cứu 115 đảm nhận. Rất ít trường hợp nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ được cấp cứu ngay tại hiện trường hoặc nếu được cấp cứu thì chất lượng sơ cấp cứu còn kém (chỉ có 5 - 10% nạn nhân được sơ cấp cứu và khoảng 1/2 là sơ cấp cứu không đúng).
 
Một trong những nguyên nhân là do nhân viên y tế cơ sở và mạng lưới tình nguyện viên không có kiến thức và chưa được đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu. Theo một điều tra của Trường ĐH Y tế công cộng mới đây cũng khẳng định, chỉ có 4% người bị tai nạn được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, 52% trường hợp không được cấp cứu ban đầu tại hiện trường.

“4 tại chỗ” với cấp cứu TNGT

Hiện nay cả nước mới có 4 Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 (Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Bình và Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương) hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu cấp cứu bệnh nhân và nhu cầu của xã hội. Theo báo cáo của Nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam về chăm sóc y tế trước khi đến bệnh viện, đánh giá kỹ thuật cấp cứu ban đầu cho thấy: 34,8% không được xử trí cấp cứu và 65,2% được xử trí cấp cứu.
 
Các xử trí thông thường chỉ đạt yêu cầu về chuyên môn dưới 50%. Nhiều nạn nhân không được vận chuyển đến bệnh viện bằng các xe cấp cứu chuyên dụng mà bằng các phương tiện khác như xe taxi, xe ôm hoặc thậm chí bằng cả xe tải do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu xe cấp cứu.
 
Thời gian trong cấp cứu nói chung và trong cấp cứu TNGT nói riêng có vai trò quyết định đến chất lượng cấp cứu. Giới hạn “thời gian vàng” trong cấp cứu TNGT là trong 1 giờ đầu, nếu để quá giới hạn này sẽ gây ra các biến chứng phức tạp, đôi khi ảnh hưởng đến cả tính mạng bệnh nhân và khả năng phục hồi chức năng sau điều trị.
 
Tình trạng này đã làm tăng nguy cơ tử vong, làm nặng thêm và để lại nhiều di chứng cho nạn nhân sau điều trị. Vì vậy việc tăng cường năng lực cấp cứu ngay tại hiện trường có vai trò đặc biệt quan trọng. Cần thực hiện phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ đối với cấp cứu nạn nhân TNGT.

Theo các chuyên gia cấp cứu, mỗi năm nước ta có 12.000 trường hợp tử vong do tai nạn. Nếu đào tạo được kiến thức cấp cứu cho đội ngũ cộng tác viên, xây dựng trạm sơ cấp cứu dọc các tuyến đường thì mỗi năm có thể giảm 10% số người chết do TNGT.         

 

                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội thảo.

Nhìn lại 5 năm triển khai mô hình điểm truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng ở xã Liên Vũ

(HBĐT) - Hiệu quả lớn nhất sau 5 năm triển khai dự án truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng dựa vào cộng đồng tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là hầu hết những gia đình có trẻ nhỏ đều được tiếp cận với những kiến thức phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em, biết lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẵn có tại địa bàn để chế biến trong bữa ăn của trẻ. Đặc biệt, phụ nữ trong thời gian mang thai đều đến trạm y tế để được tư vấn, khám thai định kỳ.

Khám, tư vấn, phẫu thuật mắt nhân đạo cho 342 người nghèo huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 15/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Bệnh viện mắt Quốc tế - DND tổ chức chương trình “Vì đôi mắt cộng đồng” – Khám, tư vấn, phẫu thuật mắt nhân đạo cho người nghèo huyện Kim Bôi.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong phòng, chống bệnh lao

(HBĐT) - Ngày 14/11, Bệnh viện Phổi T.Ư, Chương trình chống lao quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức hội thảo “Trao đổi thông tin về bệnh lao giữa chương trình chống lao quốc gia và các cơ quan báo chí khu vực phía Bắc”. Tham dự hội thảo có trên 90 phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông trong khu vực.

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ nhỏ

Sử dụng mọi chiêu thức dụ trẻ ăn, từ làm trò gây sự chú ý của trẻ, xem quảng cáo trên tivi đến ăn rong, chơi thú nhún… nhưng trẻ vẫn không chịu ăn hoặc không chịu nuốt. Điều này làm đau đầu các bậc phụ huynh, vì sợ trẻ biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nhiều người cho rằng trẻ biếng ăn là tình trạng chung, đứa trẻ nào cũng như vậy nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có biện pháp khắc phục cụ thể.

Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh

“Bệnh tùng khẩu nhập”, các bà nội trợ cần biết cách bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh để giữ gìn sức khỏe cho gia đình.

Thiền định giúp con người trị đau

Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực. Từ “đau khổ” cũng cho thấy đau đớn đưa đến khổ, một cái khổ ghê gớm là bị đau và đau thể xác sẽ gắn với đau về mặt tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục