Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

 

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

 Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…           

 

                                                                         Theo SKĐS

Các tin khác

Lãnh đạo, đại diện huyện Kỳ Sơn và tổ chức Childfund trao giấy chứng nhận phóng viên nhỏ cho các em.
Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dấu hiệu thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên

Thoái hóa xương sụn thiếu niên là một nhóm bệnh hay gặp ở trẻ em đang tuổi phát triển nhưng chưa rõ nguyên nhân. Người ta cho rằng có thể yếu tố vi chấn thương lặp đi lặp lại là nguyên nhân khởi phát bệnh. Từ đó dẫn đến sự giảm hay mất máu nuôi dưỡng tới vị trí trung tâm cốt hóa ở đầu xương của một số xương, gây tổn thương trung tâm cốt hóa, hoại tử tại chỗ, mọc xương tân tạo, hậu quả là xương phát triển không bình thường.

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Mẹ ơi, con bị sâu răng!

Hàm răng sữa trắng như ngọc của bé Bi, 3 tuổi, bỗng một hôm xuất hiện mấy vết đen trên bề mặt răng. Bé Bí có mách với mẹ nhưng vì bận bịu với công việc nên mẹ quên mất mấy vết đen đó. Một buổi tối, mẹ thấy Bé Bi khóc quá vì đau răng, vội cho bé đi khám thì răng bé đã bị sâu nghiêm trọng rồi, không còn cách nào khác, nha sĩ đành phải nhổ đi hai răng cửa của bé…

Áp-xe não, hậu quả của nhiều bệnh

Áp-xe não là tình trạng nhiễm khuẩn làm mủ, tạo thành bọc mủ trong hộp sọ ở các vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não. Bệnh có thể gây viêm màng não mủ, vỡ áp-xe, tụt kẹt não, tỉ lệ tử vong rất cao từ 40 - 85%.

Bỗng dưng... mất thính lực

Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực.

Anolyt chữa tay chân miệng chỉ là nước muối điện phân!

Trước phản ứng của ngành y tế (yêu cầu TS Khải dừng việc chữa trị tay chân miệng theo cách riêng của mình), TS Nguyễn Văn Khải đã bày tỏ quan điểm của mình: “Tôi chỉ cho bà con vệ sinh bằng nước muối, chanh và vitamin B1”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục