Hàm răng sữa trắng như ngọc của bé Bi, 3 tuổi, bỗng một hôm xuất hiện mấy vết đen trên bề mặt răng. Bé Bí có mách với mẹ nhưng vì bận bịu với công việc nên mẹ quên mất mấy vết đen đó. Một buổi tối, mẹ thấy Bé Bi khóc quá vì đau răng, vội cho bé đi khám thì răng bé đã bị sâu nghiêm trọng rồi, không còn cách nào khác, nha sĩ đành phải nhổ đi hai răng cửa của bé…

Không riêng trường hợp của bé Bi mà hiện nay, tình trạng sâu răng sớm ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Mới đây, một cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM thực hiện đã đưa ra những kết quả khiến các bà mẹ không thể xem nhẹ căn bệnh này. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6 - 8 là 25,4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54,6% trẻ ở độ tuổi 9 - 11, 64,1% của nhóm 12 - 14 tuổi và với 15 - 17 tuổi có 68,6% ca sâu răng.

 Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư

Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.

Vì sao răng con bị sâu?

Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2 – 3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.

Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh. Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh... Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất...

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.

Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...

Để bé không “sợ” nha sĩ…

Mặc dù răng đau lắm nhưng mẹ bé Bi phải thuyết phục mãi bé mới chịu đi gặp nha sĩ. Đến phòng nha bé Bi nhất định không chịu lên ghế để bác sĩ khám, dù mọi người có “dụ” bằng cách nào đi nữa. Đó là vì bé sợ “môi trường” điều trị răng của người lớn với những tiếng máy khoan rin rít đầy ám ảnh. Một lần ám ảnh như vậy sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài cho bé trong quá trình điều trị răng miệng về sau này.

Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ. Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trễ nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục