Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực.
Sự giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng có vô số dược phẩm gây ra sự mất thính lực vĩnh viễn. Hiện nay có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, các thuốc tim mạch.
|
Mức độ của sự mất thính lực được xác định dựa vào lượng thời gian mà bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất thính lực. Triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực bao gồm sự ù tai ở một bên tai hoặc cả 2 tai có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi đứng... Nếu cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn và người sử dụng chỉ có thể biết được khi không còn nghe rõ được.
Thông thường, người sử dụng những dược phẩm có khả năng gây mất thính lực thường không phát hiện ra những thay đổi của tai ở giai đoạn sớm nhất. Ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều dược phẩm gây mất thính lực không gây nên sự ù tai. Sự mất thính lực có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Có rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất thính lực trong hệ thống thính giác. Những yếu tố này bao gồm sự mất thính lực sẵn có. Tác động của tiếng ồn trong khi và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và những sự tương tác với các loại dược phẩm khác. Những thuốc “quen mặt” gây mất thính lực bao gồm:
- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides: các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn bao gồm streptomycin, kanamycin, và những kháng sinh thuộc “gia đình - mycin”. Kháng sinh nhóm Aminoglycosides thường hay sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc ở những nước chậm phát triển do giá thành thấp. Riêng tại Trung quốc hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng là do sử dụng aminoglycosides.
- Các thuốc Salicylates: cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai. Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác. Sự mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 - 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Các tác nhân khác: như thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine... Các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen cũng gây ảnh hưởng lên thính lực.
Sử dụng dược phẩm bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, người sử dụng thuốc cần trang bị cho mình một kiến thức tối thiểu bằng cách hỏi bác sĩ, dược sĩ tất cả các tác dụng phụ mà bạn được kê toa và khả năng những dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không.
Bạn cũng nên thường tra tự kiểm thính lực của bạn trước khi và trong khi sử dụng dược phẩm, với sự trợ giúp của một bác sĩ về thính học (audiologist) và cần báo cáo đầy đủ cho thầy thuốc về những thay đổi về thính giác mà bạn cảm thấy lạ hoặc là sự mất thăng bằng khi đi đứng...
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Theo niên giám thống kê và tổng điều tra dân số toàn tỉnh, ngay từ năm 2005, tỉnh ta đã xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) với tỷ số 112,5 nam/100 nữ.
Hiện nay, công tác cấp cứu trước khi nhập viện còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh nhân trước khi cấp cứu, tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng vì không được xử lý đúng trên đường nhập viện nên khi vào viện, bệnh có thể diễn biến xấu hơn vì không được cấp cứu kịp thời...
Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đáp ứng miễn dịch bị suy giảm như do già yếu, dinh dưỡng kém, bệnh tật... cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch.
Áp-xe gan là sự mưng mủ trong tổ chức gan. Ổ mủ có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau. Áp-xe gan là một bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc tế bào gan và có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Hậu quả của áp-xe gan nói chung khó lường trước được do còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian phát hiện, nguyên nhân gây bệnh, có xử lý kịp thời và đúng phác đồ hay không?
Muốn phòng, chống bệnh tay - chân - miệng đạt hiệu quả thì ý thức và hành vi thực hành, đảm bảo vệ sinh của người dân là vô cùng quan trọng. Truyền thông phải đi trước dự phòng và điều trị bệnh dịch. Nội dung trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh trong buổi gặp mặt báo chí chiều 25/10 tại Hà Nội nhằm phối hợp tuyên truyền phòng chống bệnh nguy hiểm và mới nổi, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng (TCM) vẫn đang tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.
(HBĐT) - Ngày 15/11, Sở LĐ – TB&XH đã phối hợp với Dự án “phòng - chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (Haarp) tổ chức hội thảo chuyên đề về vai trò ngành LĐ – TB&XH trong công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 94/2009/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của luật phòng - chống ma túy về quản lý sau cai giai đoạn 2011 – 2015 của UBND tỉnh.