Mặc dù đã có cảnh báo “cấm trèo, nguy hiểm chết người” nhưng những đứa trẻ này vẫn hồn nhiên leo trèo, vui chơi trên cột điện cao thế.  (Ảnh chụp ngày 11/10/2011 tại xã Thanh Hối (Tân Lạc).

Mặc dù đã có cảnh báo “cấm trèo, nguy hiểm chết người” nhưng những đứa trẻ này vẫn hồn nhiên leo trèo, vui chơi trên cột điện cao thế. (Ảnh chụp ngày 11/10/2011 tại xã Thanh Hối (Tân Lạc).

(HBĐT) - Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở nước ta năm 2010 của Unicef Việt Nam, đa số các ca tử vong do thương tích ở trẻ là đuối nước, điện giật, tai nạn giao thông đường bộ, thương tích do vật nhọn sắc và ngộ độc.

 

Cũng từ nghiên cứu này, nguyên nhân thương tích dẫn đến tử vong có sự khác nhau tùy thuộc độ tuổi. Chẳng hạn, đuối nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ độ tuổi từ 1-15, trong khi thương tích do tai nạn giao thông (TNGT) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ vị thành niên từ 15 - 18 tuổi. 

 

Tại tỉnh ta, qua báo cáo thống kê tai nạn thương tích của ngành Y tế, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh xảy ra trên, dưới 10.000 ca mắc tai nạn thương tích, 1/4 tổng số ca mắc trong số đó là trẻ độ tuổi dưới 18. Trẻ em trai thường gặp thương tích nhiều hơn trẻ em gái, đặc biệt là thương tích do TNGT. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.457 ca mắc tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có 20 ca tử vong. Lứa tuổi dễ mắc tai nạn thương tích là từ 5 - 14 tuổi với 946 ca, từ 15 - 18 tuổi với 1.190 ca. 5 nguyên nhân phổ biến gây thương tích không tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi là ngã, TNGT đường bộ, động vật cắn, tấn công, thương tích do vật sắc nhọn và bỏng. Trong đó, bỏng và ngã là các nguyên nhân gây thương tích không tử vong phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, còn TNGT là những nguyên nhân gây thương tích không tử vong ở trẻ độ tuổi từ 5 - 18. Ngoài ra, thương tích không gây tử vong cũng có sự đa dạng theo địa điểm xảy ra. Phân theo địa điểm, các trường hợp bị tai nạn chủ yếu tại nhà với 720 ca, tại trường học 281 ca.

 

Đáng chú ý, tại địa điểm hồ, ao, sông, toàn tỉnh có 35 ca đuối nước thì có tới 23 ca ở độ tuổi từ 1 - 18, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Trên đường đi, cả tỉnh ghi nhận 970 trẻ thương tích do TNGT, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Gánh nặng về thương tích rất lớn không chỉ cho gia đình nạn nhân mà còn cho toàn xã hội bởi gánh nặng chi phí y tế và xã hội, nhất là các trường hợp thương tích gây khuyết tật vĩnh viễn, các chấn thương nặng. Với các ca đuối nước xảy ra thường do thiếu nhận thức, thiếu sự giám sát của người lớn, không biết bơi, môi trường sống và phương tiện giao thông thiếu an toàn.

 

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích như chính sách quốc gia về phòng - chống tai nạn thương tích trẻ em, giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc năm 2006; Quyết định của Bộ GD & ĐT về triển khai chương trình trường học an toàn năm 2007; Nghị quyết 32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ em năm 2010... Ngành LĐ  - TB & XH đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ.

 

ông Lê Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP khuyến cáo: Nếu trẻ gặp tai nạn thương tích cần đến với cơ sở y tế để được hướng dẫn và chữa trị. Lưu ý các bậc cha mẹ nếu xử lý ban đầu sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, điều trị tốn kém và để lại di chứng nặng nề ở trẻ. Đồng thời, các cấp, ngành cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng - chống tai nạn thương tích, các sơ cứu ban đầu giúp các bậc phụ huynh có kiến thức bảo vệ trẻ an toàn. Các bậc cha mẹ cũng cần tham khảo, nắm vững một số phương pháp phòng ngừa tai nạn thương tích cho con trẻ như đồ nấu ăn cất nơi hợp lý, ngoài tầm với của trẻ; không cho trẻ tiếp xúc với bật lửa, hóa chất; không để đồ vật nóng trong tầm tay của trẻ.

 

 

                                                                          Bùi Minh

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục