Đi tiểu là một nhu cầu hoàn toàn bình thường và thuộc chức năng sinh lý của con người. Ở người bình thường, ban ngày có thể đi tiểu vài ba lần và ban đêm gần như không đi tiểu mà ngủ một mạch từ tối cho tới sáng mới đi tiểu. Ở người cao tuổi (NCT), nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể và sự thay đổi chức năng sinh lý ở NCT cũng tùy thuộc vào từng người khác nhau. Trong các loại chức năng sinh lý thay đổi đó thì chứng tiểu đêm ở NCT rất hay gặp.
Vì sao NCT thường đi tiểu nhiều lần trong đêm?
Tiểu đêm ở NCT có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Bình thường, bàng quang của người trưởng thành có dung dích khoảng từ 300 - 400ml để chứa nước tiểu. Nước tiểu là do thận bài tiết xuống chảy theo hai niệu quản (niệu quản phải và niệu quản trái) xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu. Tuy vậy bên cạnh phản xạ còn có tác dụng của điều hòa thần kinh theo ý muốn của con người, có nghĩa là dù bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất định nào đó, ví dụ buồn tiểu nhưng giữa lúc đám đông hoặc đang đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh... Mặt khác khi ngủ thì sự co bóp của bàng quang cũng tạm thời nghỉ nên mặc dù bàng quang đầy nước tiểu nhưng não bộ sẽ ức chế không gây sự co bóp của bàng quang. Điều này cũng có thể giải thích tại sao ở một số trẻ do hệ thống thần kinh chưa hoàn chỉnh nên có hiện tượng đái dầm lúc đang ngủ.
Đối với NCT, tiểu đêm là một hiện tượng hay gặp.Thông thường NCT ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), thường đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại, đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho NCT mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Đối với những NCT có bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu đường sẽ càng hay bị tiểu đêm. Ở NCT là nam giới, nếu bị u xơ tiền liệt tuyến thì hiện tượng tiểu đêm càng hay gặp, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu. U xơ tiền liệt tuyến cũng có thể gây nên tiểu són, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang. Hiện tượng đái són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu vì chức năng lọc của 2 quả thận luôn hoạt động không bao giờ ngừng cả ngày lẫn đêm, vì vậy nước tiểu cũng được hình thành liên tục và như vậy bàng quang càng chóng đầy, hiện tượng bàng quang bị kích thích gây đi tiểu lại tiếp tục càng làm cho người bệnh không ngủ yên được.
Cách gì hạn chế đi tiểu đêm?
Với những NCT không mắc một số bệnh như tiểu đường,viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến... thì hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải..., hạn chế uống nước, bia nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh. Những bệnh như tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi ngủ buổi tối để giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.
Theo Báo SKĐS
Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Mỹ tiến hành cho biết, những người lớn tuổi ăn cá ít nhất 1 lần/tuần sẽ giảm khả năng phát triển bệnh Alzheimer từ 3-5 lần so với những người không ăn cá thường xuyên.
Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.
Trong số gần 20 trẻ bị ngộ độc chì đã và đang điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian gần đây, hầu hết trẻ đều dùng thuốc cam trước đó để chữa biếng ăn, chảy dãi, viêm miệng, tưa lưỡi. Các thuốc này đều được mua theo truyền miệng.
Trong 4 năm gần đây, chúng ta liên tục giảm được số người nhiễm mới HIV, giảm số người mới chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Vậy làm thế nào để duy trì bền vững được kết quả này và “ Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2011, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã dành cho phóng viên báo SK&ĐS cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Y tế, đến hết tháng 11/2011, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Mai Châu là 304 đối tượng. Trong đó có 71 số người nhiễm HIV và 61 người mắc AIDS, cao thứ 2 trong toàn tỉnh.