Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.
Pha sữa đặc hơn hoặc loãng hơn hướng dẫn
Nồng độ thẩm thấu của sữa cũng như tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được tính toán gần đúng như sữa mẹ, sữa tươi để thuận lợi nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể, kể cả thành phần nước. Vì vậy, sữa quá đặc sẽ “khó tiêu” và “tiêu không hoàn toàn”, còn sữa loãng sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trẻ. Những trường hợp phải pha sữa khác với hướng dẫn phải có chỉ định của bác sĩ, thường chỉ dùng trong thời gian ngắn với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Thành phần của chất dinh dưỡng trong sữa được đo đạc và công bố khi sữa bột đã được pha hoàn tươi. Điều cần lưu ý là một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ. Thường nước ấm độ 40-600C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.
Vặn nắp bình sữa quá chặt khi cho trẻ bú
Một nguyên tắc vật lý xảy ra khi sữa được mút từ bình vào miệng trẻ thì không khí từ bên ngoài phải đi vào trong bình sữa, tức là bé chỉ bú tốt khi thấy nhiều bọt sữa lớn trào lên trong bình. Nếu ta vặn nắp núm vú quá chặt thì bé sẽ phải mút rất mạnh mới lấy sữa ra được, sẽ rất tốn sức, lại bú ít và bú chậm. Trước khi cho bú, bạn nên vặn nắp núm vú lỏng ra hoàn toàn sau đó vặn ngược chiều lại vừa sít nhẹ là được. Dù trẻ bú còn ít nhưng không nên dùng bình sữa nhỏ xíu 60ml mà nên mua loại trung 140ml để trẻ dễ bú.
Không nên vặn nắp bình sữa quá chặt trước khi cho trẻ bú. |
Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho... vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm. Sữa là một môi trường rất tốt để vi trùng phát triển nhanh chóng. Chỉ cần 2 giờ, vi trùng sẽ sinh sản 210 lần. Tốt nhất là pha sữa vừa đủ với cữ bú của trẻ và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh hoặc dùng bình ủ ấm
Bình ủ ấm chỉ có tác dụng giữ ấm lâu chứ không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc trữ sữa trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự phát triển của vi trùng, nhưng không nên để lâu quá 2-3 giờ. Trước khi cho bú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm.
Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ. Chúc mẹ và bé vui khỏe!
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 22 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 2/12, Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel – Chi nhánh Viettel Hòa Bình phối hợp với Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tổ chức khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình anh Phạm Văn Toản, thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia Viến, tỉnh Ninh Bình.
Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Mỹ tiến hành cho biết, những người lớn tuổi ăn cá ít nhất 1 lần/tuần sẽ giảm khả năng phát triển bệnh Alzheimer từ 3-5 lần so với những người không ăn cá thường xuyên.
Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.
Trong số gần 20 trẻ bị ngộ độc chì đã và đang điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian gần đây, hầu hết trẻ đều dùng thuốc cam trước đó để chữa biếng ăn, chảy dãi, viêm miệng, tưa lưỡi. Các thuốc này đều được mua theo truyền miệng.
Trong 4 năm gần đây, chúng ta liên tục giảm được số người nhiễm mới HIV, giảm số người mới chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Vậy làm thế nào để duy trì bền vững được kết quả này và “ Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2011, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã dành cho phóng viên báo SK&ĐS cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.