Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và mỗi bà mẹ khi sinh con đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt về NCBSM sẽ là biện pháp nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.

Cho trẻ bú sớm có lợi ích gì?

Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ thường cho con bú khi bầu sữa căng sữa, người ta quen gọi là “xuống sữa”, như vậy là không đúng vì chậm bú sau đẻ càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng 1 giờ đầu mẹ nên cho trẻ bú để bé bú được sữa non. Sữa non được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa non có màu vàng nhạt, đặc sánh. Thành phần sữa non ngoài chất dinh duỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Trong sữa non có các yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác. Sữa non có nhiều vitamin A phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt. Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, đào thải bilirubin, làm trẻ  đỡ vàng da. 
 
Trong 2 tuần lễ đầu, sữa mẹ chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa, những bạch cầu này tiết ra IgA, lactoferin, lysozym, những chất này ức chế hoạt động của một số virut. Sữa non giống như liều vaccin đầu tiên cho trẻ. Không gì có thể thay thế được sữa non. Không cần cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khác như nước, mật ong… vì chúng có thể làm trẻ bị tiêu chảy và gây nguy hiểm cho trẻ.

Dạ dày của trẻ rất nhỏ nên trẻ nhanh no nếu ta cho trẻ uống các chất khác - khi đó trẻ không nhận được lợi ích từ sữa non nữa. Cho con bú sớm còn có tác dụng giúp cho  mẹ co hồi tử cung nhanh, tránh được băng huyết.

Khi cho con bú, bà mẹ bế trẻ ở tư thế thoải mái, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú, cằm tỳ vào vú mẹ, bú đúng sẽ giúp trẻ bú được nhiều sữa, mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà, căng tức sữa.

Để trẻ mau lớn, mẹ đủ sữa, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, không theo giờ giấc kể cả ban đêm vẫn cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Sữa mẹ tiết theo cơ chế phản xạ, vì thế trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết sữa nhiều. Nên cho bú hết từng bên để trẻ nhận được đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển tốt

NCBSM là biện pháp hiệu quả để phòng chống suy dinh dưỡng vì điều này có tác động lớn đến sức khoẻ trẻ, làm giảm 13% tử vong trẻ dưới 5 tuổi nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh sẽ giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Trẻ bú mẹ sẽ phát triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần, phòng tránh được thừa cân béo phì. Tuy nhiên hiện nay (năm 2010) chỉ có 16,9% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, mới có 76% số các bà mẹ cho con bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh sẽ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy và phòng được thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin A. Để tận dụng nguồn sữa mẹ, các bà mẹ nên vắt sữa để lại nhà cho bé ăn, tranh thủ trưa về cho bé bú và tăng cường cho bé bú nhiều hơn nhất là vào ban đêm. Sữa mẹ nếu được vắt đúng cách, đảm bảo vệ sinh và bảo quản tốt (để nơi mát, ngâm cách thuỷ nước lạnh)  có thể cho trẻ ăn trong 4 - 12 giờ (để trong ngăn mát tủ lạnh). Bằng cách này khi các bà mẹ đi làm, trẻ vẫn nhận được đủ sữa mẹ đồng thời có thể duy trì cho con bú đến 18 - 24 tháng.

Cần làm gì để có đủ sữa?

Muốn có sữa cho con bú thì ngay trong thời kỳ có thai, mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau sinh. Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ phải kiên trì, tin tưởng vào việc NCBSM, luôn được gia đình, người thân, bạn bè quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích tạo điều kiện để cho bú, nhất là khi đi làm trở lại. Trong thời gian nuôi con, mẹ cần ăn đủ chất, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Có chế độ ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường, nên ăn thêm hoa quả chín để đủ vitamin. Chú ý uống nhiều nước (1,5 - 2 lít/ ngày). Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc hoặc làm giảm bài tiết sữa. 
 

Sự phân bố immunoglobulins và các chất hoà tan khác trong sữa non và sữa mẹ trong khoảng thời gian 24 giờ

Các chất hòa tan

<  tuần (mg/ngày)

1- 2 tuần(mg/ngày)

3- 4 tuần (mg/ngày)

> 4 tuần(mg/ngày)

IgG

50

25

25

10

IgA

5.000

1.000

1.000

1.000

IgM

70

30

15

10

Lysozym

50

60

60

100

Lactoferin

1.500

2.000

2.000

1.200

 
 
                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục