Thời tiết chuyển từ mùa đông sang xuân là khoảng thời gian các bệnh lý đường hô hấp rất dễ phát sinh. Người bệnh thường bị ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Khi bị ho, người ta thường chỉ chú ý vào việc dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm và món ăn có giá trị hỗ trợ phòng và chữa bệnh. Y học cổ truyền đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Xin được giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chữa ho để bạn đọc tham khảo.

Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: Nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản... Ngày ăn hai lần.

 Cháo hoa bách hợp.

Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hoà với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu... Ngày ăn một lần.

Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan, hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu... Ngày một bát chia ăn vài lần, 3-5 ngày một liệu trình.

Cháo nước mía: Nước mía 100-150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, nhuận táo khỏi ho... Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.

Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản... Ngày 1 bát, chia vài lần.

Cháo hoa bạch lan: Hoa bạch lan 4 bông, táo đỏ 50g, mật ong 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Nụ hoa bạch lan hái vào sáng sớm, táo đỏ bỏ vỏ thái sợi, cho gạo nếp đãi sạch vào nồi, thêm một lít nước, đầu tiên đun sôi, sau đun nhỏ lửa, nấu thành cháo, cho táo đỏ, hoa bạch lan, đường trắng, và mật ong vào đun qua là được. Công hiệu: Hết đờm, khỏi ho, lợi niệu, hành khí đục. Dùng cho các chứng ho có đờm, tiểu ít mà đỏ, sơn lam trướng khí. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.

 Cháo lạc nhân táo đỏ.

Cháo nho: Nho khô 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Gạo nếp đãi sạch, cho vào nồi cùng với một lít nước và nho khô, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu đến khi được cháo, cho đường trắng vào là được. Công hiệu: Ích khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phiền khát, lợi tiểu tiện. Dùng cho các chứng khí huyết hư nhược, phế hư, tim loạn nhịp, mồ hôi trộm, phong thấp đau mỏi, đái dắt, phù thũng... Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.

Cháo mật ong, tùng tử nhân: Tùng tử nhân 30g, mật ong vừa đủ, gạo nếp 50g. Tùng tử nhân nghiền nát cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi, nước 400ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau nấu nhỏ lửa, cháo chín cho mật ong vào là được. Công hiệu: Dùng cho chứng bệnh phổi khô, ho khan, không đờm hoặc ít đờm, da khô và táo bón do tuổi già, hậu sản, cơ thể yếu, khô họng. Ngày một bát chia hai lần ăn nóng. Người tỳ vị hư nhược, đi ngoài phân lỏng và người đàm thấp, nhiều đờm, dạ dày căng trướng, nôn mửa, không thích ăn....nói chung không nên dùng.

Cháo gạo nếp: Gạo nếp 50g. Gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 0,5 lít, ban đầu đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho. Dùng cho chứng bệnh ho, ít đờm, thân nhiệt cao, mồ hôi trộm do phế hư biểu nhiệt... Ngày 1 bát ăn nóng. Người tỳ vị hư hàn và trẻ em không nên ăn nhiều.

Cháo lạc nhân, táo đỏ: Lạc nhân 50g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ, gạo nếp 100g. Lạc nhân để cả vỏ đỏ giã nát, táo đỏ rửa sạch bỏ vỏ, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 800ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo, cho đường phèn vào đến khi tan hết là được. Công hiệu: Kiện tỳ khai vị, nhuận phế trừ đờm, thanh lợi hầu. Dùng cho chứng ho đờm suyễn, tỳ vị bất hoà, suy dinh dưỡng. Ngày một bát, chia hai lần sáng, tối. 

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Đoàn học sinh đến từ trường Victoria Junior College (Singapore) tổ chức vui đêm noel cho trẻ em thiệt thòi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế trao thưởng cho 12 CB- CNV Công ty TNHH Dược phẩm Hà Việt có thành tích xuất sắc năm 2011.
Lãnh đạo Hội CCB Văn phòng Trung ương Đảng, Hội CCB Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tặng quà cho gia đình bà Bùi Thị Phong- vợ liệt sỹ Bùi Văn Huyện, xóm Mát, xã Nật Sơn (Kim Bôi) nhân dịp khánh thành và bàn giao Nhà tình nghĩa.
Không có hình ảnh

Lạm dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp: Sâu chết, người cũng ngộ độc!

Báo Sức khỏe&Đời sống đã có nhiều bài phản ánh thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu (TTS) trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ năng suất cây trồng đã trở nên đáng báo động. Nguy hại chính ở chỗ việc dùng TTS không kiểm soát liều lượng dẫn tới việc sâu hại “nhờn” thuốc theo thời vụ, người trực tiếp phun thuốc không có bảo hộ lao động bị ngộ độc từ chính những lọ TTS đang dùng.

Cán bộ cấp giấy kiểm dịch khống sẽ bị kỷ luật

Trước tình trạng ở nhiều địa phương, cán bộ kiểm dịch cơ sở vì lợi riêng đã cấp giấy kiểm dịch khống đối với các đàn gia súc, gia cầm vận chuyển đi các nơi tiêu thụ, thậm chí còn hợp thức hóa gia cầm nhập lậu từ biên giới, heo và trâu bò mắc dịch lở mồm long móng, tai xanh từ vùng có dịch ra chợ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần vừa yêu cầu Cục Thú y phải mạnh tay xử lý những cán bộ vi phạm.

Món ăn, bài thuốc trị dị ứng

Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều. Cũng có thể do dùng thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra. Còn dị ứng mãn tính, thường vì gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...

Nỗ lực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Năm 2011, tình hình dịch bệnh trong cộng đồng trên toàn quốc và tại tỉnh ta diễn diễn phức tạp như bệnh tay-chân-miệng, phát ban dạng sởi. Một số công trình y tế phải tạm đình hoãn theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, trong khi đó, nhiều đơn vị thuộc ngành y tế chưa có trụ sở làm việc hoặc quá chật hẹp; nhân lực trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Mặc dù vậy, ngành Y tế đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

5 phát minh y học hứa hẹn được ứng dụng trong năm 2012

Nhân dịp nhân loại bước sang năm mới, tạp chí y học Medcity của Mỹ giới thiệu một số phát minh y học tiêu biểu trong năm 2012. Theo Medcity, đây là những phát minh hứa hẹn mang lại nhiều điều tốt lành trong lĩnh vực điều trị bệnh cho con người trong tương lai gần.

6 triệu chứng suy thận thường gặp ở nữ giới

Ngày nay, chứng suy thận cũng là một mối nguy hiểm đe doạ sức khoẻ chị em phụ nữ. Dưới đây là 6 triệu chứng rất rõ rệt thường gặp mà chị em nên lưu ý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục