Hiện nay, không khí lạnh tiếp tục tăng cường ở miền Bắc và miền Trung nên nhiều gia đình sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm. Nhưng do cách thức sử dụng chưa đúng, để bếp than trong phòng kín và ngủ quên đã bị ngộ độc khí CO, thậm chí là tử vong như 4 trường hợp ở Hà Tĩnh mới đây. Báo SK&ĐS xin giới thiệu bài viết về mối nguy hiểm do khí độc CO gây ra để giúp độc giả có thêm thông tin, tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Khí độc CO rất nguy hiểm
Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Khí CO nặng hơn không khí nên chúng thường lắng đọng ở nơi sát mặt đất, đáy các hố sâu. Trong tự nhiên khí CO thường lắng đọng ở các hố cạn, kín gió như: trong các giếng cạn, các loại bể chứa, téc đựng nước thành cao nắp kín để khô lâu ngày. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu... nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu ôxy.
Đốt bếp củi hay bếp than trong nhà đóng kín cửa rất nguy hiểm vì dễ ngộ độc khí CO. |
Khi một người hít phải khí CO vào phổi, khí CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí là khí ôxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với ôxy trong sắc tố hồng cầu, nên khí ôxy bị loại hết ra ngoài, dẫn tới cơ thể bị thiếu ôxy gây chết ngạt rất nhanh.
Ngày 27/12, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình, SN 1976 và chị Trần Thị Tám, SN 1978, trú tại xóm Tây Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh gặp nạn do sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Người vợ đã tử nạn, còn người chồng được đưa đi cấp cứu kịp thời và đã qua cơn nguy kịch. Như vậy, đây là vụ ngạt khí thứ hai do sưởi ấm bằng than chỉ trong vòng 3 ngày qua tại Hà Tĩnh và là nạn nhân thứ tư tử vong. Trước đó, ngày 26/12, tại xóm Hương Đình, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc cũng xảy ra vụ việc tương tự khiến 3 người trong một gia đình tử vong. Cả 3 người khi được phát hiện đã chết ngạt do đêm ngủ đã sưởi than trong phòng kín. |
Như vậy khí CO là một khí rất độc, chúng có thể gây chết người chỉ trong vòng vài giây. Những người dễ bị ngộ độc khí CO là những người vì công việc hoặc vô tình trong sinh hoạt ở trong các trường hợp: xuống giếng cạn (dọn vệ sinh chẳng hạn), vào bể chứa nước mắm hay téc chứa nước đã để khô lâu ngày, đốt bếp than tổ ong hay than củi, hoặc bếp gas ở trong nhà đóng kín cửa, để động cơ xe máy nổ trong phòng, lái xe hơi khi đã vào gara quên tắt máy và đóng cửa lại…
Dấu hiệu bị nhiễm độc khí CO
Do khí CO là một chất không thể nhìn thấy, không thể ngửi được và không thể nếm được, cho nên rất khó nhận biết khi nào bị tiếp nhiễm hay bị ngộ độc khí CO. Bởi vậy cần nắm vững các triệu chứng nhiễm độc khí CO như sau: tùy mức độ hít phải khí CO ít hay nhiều, nạn nhân có những triệu chứng khác nhau. Nếu ngộ độc nhẹ, nạn nhân thấy: đau đầu nhẹ, thở dốc, hơi buồn nôn, các triệu chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời gian dài.
Nhiễm độc khí CO mức độ trung bình, nạn nhân thấy: đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, bị tê nhiều nơi trên cơ thể, ngất, thậm chí có thể tử vong nếu mức độ ngộ độc này kéo dài. Trường hợp nạn nhân bị nhiễm độc nồng độ CO tăng dần thì biểu hiện cũng trầm trọng tăng lên: nếu lượng HbCO tăng cao từ 10-20% sẽ gây nhức đầu, ói mửa và khó thở; nồng độ HbCO lên cao 30-40% thì nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, có thể bất tỉnh; lúc lượng CO trên 40% thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng, hoặc ngưng thở, khi đó nạn nhân sẽ co giật, bất tỉnh, tổn thương não vĩnh viễn, tim ngưng đập và tử vong. Đặc biệt cần nhớ rằng: dù lượng HbCO thấp khoảng 0,05% trong máu nhưng nếu hít phải khí CO kéo dài trên 30 phút cũng có thể gây tử vong.
Thái độ xử trí khi bị nhiễm độc khí CO
Nếu bản thân bạn hoặc người thân của bạn được phát hiện có các triệu chứng có thể là do ngộ độc khí CO thì lập tức phải: ra chỗ thoáng khí để thở không khí trong lành ngay tức thì; mở toang tất cả các cửa chính và cửa sổ; tắt bếp gas, khóa bình gas hay tắt ngay các lò đang đốt nhiên liệu. Nếu nghi ngờ bị nhiễm CO đang xảy ra thì trước tiên phải di chuyển tất cả nạn nhân ra khỏi phòng ô nhiễm khí độc ngay tức khắc và đến chỗ thoáng khí để hít thở. Nếu bị nhiễm nhẹ hay ngộ độc ít, chỉ cần vài phút hít thở không khí trong lành là khỏi ngay. Thực hiện hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, nếu nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở, sau đó chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu trong khi vẫn làm hô hấp nhân tạo.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc khí CO
Mọi người cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh ngộ độc khí CO như sau: không tự ý một mình xuống các giếng cạn, các hố sâu kín gió, các hồ chứa, bể chứa, phuy, téc đã để khô lâu ngày. Nếu do công việc phải xuống những nơi đó thì cần làm các biện pháp thông khí trước khi xuống như: dùng quạt điện để quạt không khí xuống đáy các nơi này vài chục phút. Khi xuống thử cần có người bảo vệ, hỗ trợ, sẵn sàng làm thông khí hoặc đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.
Tuyệt đối không sử dụng các loại bếp đốt than, củi, khí gas hoặc các động cơ sử dụng xăng dầu, khí gas trong các khu vực thiếu không khí như trong phòng, bếp, nhà tắm… đóng kín cửa. Các phòng, bếp có sử dụng các bếp đốt nhiên liệu cần có hệ thống thông khí đầy đủ như quạt hút khí, ống khói, mở cửa… Không bao giờ để xe hơi nổ máy trong gara kể cả khi mở cửa gara. Không chạy máy phát điện trong nhà, trong gara hay ở tầng hầm nhà. Không để máy phát điện phía ngoài nhà gần cửa sổ và cửa chính đang mở. Không bao giờ đốt than trong nhà, trong phòng, trong bếp đóng kín cửa. Không dùng khí đốt, than, củi, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm trong nhà.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Trong khi nhiều cán bộ y tế đang làm việc hết mình để chăm sóc cho người bệnh, lấy lại mạng sống, đem lại niềm vui và nụ cười cho mỗi gia đình. Không ít CB, NV đã tình nguyện hiến máu cứu bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch và sẻ chia bữa cơm, tấm áo cho người bệnh nghèo thì đâu đó vẫn còn những cán bộ có thái độ cư xử chưa đúng mực, đòi hỏi phong bì, gây khó khăn cho người bệnh và bức xúc trong dư luận.
Bệnh đãng trí là một căn bệnh người già, nhưng hiện nay lại đang có nguy cơ trở thành bệnh của giới trẻ.
(HBĐT) - Yên Thủy là huyện có quy mô dân số đông với 65.240 nhân khẩu, 16.412 hộ, mật độ dân số cũng thuộc nhóm cao trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ trong huyện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về tình trạng sinh con thứ 3, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao.
(HBĐT) - Từ ngày 20 – 31/12, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Ds – KHHGĐ) tổ chức 7 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác DS – KHHGĐ cho gần 400 công tác viên dân số xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Đã có trên 1000 công trình khoa học ở các nước trên thế giới nghiên cứu về tác dụng của Curcumin tinh chiết từ cây nghệ vàng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả.
Hiện cần tây được xem như một loại rau sạch, thơm ngon, hợp khẩu vị. Nhưng đâu chỉ giàu khoáng tố, vitamin và chất dinh dưỡng, trong cần tây còn có một lượng lớn chất kích thích tố và tinh dầu, nên được đánh giá là một thảo dược quan trọng.