Ông Trần Phương Thuận, Hội Đông y tỉnh Bạc Liêu cảnh báo về loại thuốc “chim yến” không rõ nguồn gốc (ảnh lớn). Những lọ thuốc “tăng trọng” đáng ngờ (ảnh nhỏ).

Ông Trần Phương Thuận, Hội Đông y tỉnh Bạc Liêu cảnh báo về loại thuốc “chim yến” không rõ nguồn gốc (ảnh lớn). Những lọ thuốc “tăng trọng” đáng ngờ (ảnh nhỏ).

Trước thông tin ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng hiện đang bán tràn lan một loại thuốc chỉ in chữ Trung Quốc nhưng người bán quảng cáo thuốc giúp trẻ em ăn ngon, tăng cân nhanh. Y tế Sóc Trăng đã vào cuộc kiểm tra.

 
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã đến xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên tìm hiểu về những trường hợp phụ nữ mua thuốc không rõ nguồn gốc in chữ Trung Quốc để thúc trẻ em “tăng trọng”.
 
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Tấn Nhựt - Chánh Thanh tra Sở Y tế Sóc Trăng cho biết, kiểm tra các cơ sở hành nghề dược tư nhân trên địa bàn thì không phát hiện nơi nào bán thuốc “chim yến”. Tuy nhiên, một cô giáo ở Trường THPT Ngọc Tố có mua loại thuốc này về cho con uống. Cô giáo cho biết cô không mua ở hiệu thuốc trong huyện mà mua ở một nhà thuốc tại TP. Sóc Trăng với giá 30.000 đồng. Trước đó, cô có nghe thầy cô trong trường rỉ tai về thuốc “chim yến” giúp trẻ ăn ngon, ngủ được, tăng cân nhanh. “Bước đầu đoàn công tác đã mượn số thuốc này mang về TP. Sóc Trăng xét nghiệm. 
 
Do trên vỏ ghi toàn chữ Trung Quốc nên không rõ đây là thuốc gì, nguồn gốc từ đâu, phải báo cáo lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế để có hướng xử lý tiếp”, bác sĩ Si Val (Trưởng phòng y tế huyện Mỹ Xuyên) cho biết. Ông Lư Văn Hùng (chủ Cơ sở sản xuất kinh doanh Lợi Hòa Đường, đồng thời là chủ nhà thuốc nơi cô giáo này đã mua) cho biết, thuốc “chim yến” không phải do cơ sở của ông sản xuất mà nhập khẩu từ nước ngoài. Về thành phần, ông chỉ nói qua loa: “Đây là thuốc chim yến dùng để bồi dưỡng trẻ em. Tôi thấy mấy đứa nhỏ uống vô ăn được vì giúp trợ tiêu hóa”.

Lợi Hòa Đường là cơ sở sản xuất Đông dược lớn ở Sóc Trăng. Bản thân ông Lư Văn Hùng thường bắt mạch, kê toa cho bệnh nhân. Mới đây, thuốc hoàn cứng “Thấp khớp tê bại đơn” của cơ sở này bị Sở Y tế TP.HCM ra văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi vì không đạt tiêu chuẩn độ rã.

Từ những dòng chữ in trên bao bì hộp thuốc “chim yến”, một y sĩ Đông y giỏi chữ Trung Quốc dịch ra nội dung thành phần gồm: tổ yến, mạch nha, sơn tra, lòng đỏ trứng gà… giúp bổ máu, kích thích ăn uống, ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và có khả năng miễn dịch, do Công ty TNHH Bảo Kiện Chính Thái, Quảng Đông (Trung Quốc) sản xuất. Theo lương y Trần Văn Thanh, Chủ tịch Hội Đông y huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì những loại thuốc “ngoài luồng” toàn chữ Trung Quốc không kèm theo bản dịch chữ Việt thì không nên mua uống vì dễ tổn hại đến sức khỏe.

 Hộp thuốc “chim yến” được quảng cáo giúp trẻ tăng cân nhanh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lạc, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, những loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là bên ngoài toàn chữ Trung Quốc, không có chữ Việt ghi rõ thành phần cũng như cách dùng, thì các bà mẹ không nên mua cho con mình dùng vì rất nguy hiểm đến sức khỏe trẻ em. Theo bác sĩ Lạc, các loại thuốc kích thích ăn được rồi tăng cân nhanh thường chứa dexa làm tăng cân nhanh, da mỏng, đỏ ửng và đặc biệt là mập tròn từ vùng ngực trở lên mặt. Thế nhưng sau đó tay chân các bé sẽ teo nhỏ lại vì bị hội chứng Cushing và dễ dẫn đến những biến chứng khác.

Phụ nữ vùng nông thôn do thiếu thông tin, lại cả tin nên khi có loại thuốc nào “hay, bổ, rẻ”, đều lùng mua bằng được về dùng cho các thành viên trong gia đình. Vì lẽ đó, y tế cơ sở cần bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi buôn bán thuốc ngoài danh mục, thuốc cấm, thuốc chưa có số đăng ký để kịp thời ngăn chặn.

 

                                                            Theo SKĐS

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục