Nhiều ngày nay, thời tiết nước ta rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện cho một số bệnh ngoài da phát triển mạnh. Điển hình là bệnh cước do lạnh, mày đay, nứt nẻ da, ngứa… Mặc dù đa số các bệnh lý da do lạnh thường không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống người bệnh.

 

 Cần giữ ấm để phòng bệnh về da do lạnh.

Một số bệnh ngoài da do lạnh

Cước: là một loại chấn thương do lạnh gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương và ngứa ngáy khi ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Cước được chia làm hai thể: cước cấp tính và mạn tính. Đề phòng cước cần giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay, bít tất len và sưởi ấm ngay sau khi nhiễm lạnh. Bỏ thuốc lá vì chất nicotine gây co thắt mạch ngoại vi làm bệnh nặng thêm. Nhất là người cao tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi phải được chăm sóc đặc biệt tránh bị nhiễm lạnh dễ viêm phổi, tắc mạch chi gây hoại tử tại chỗ.

 Mày đay vùng cổ, mặt.

Mày đay do lạnh: Thường xảy ra sau khi tiếp xúc với không khí lạnh thì bị nổi các sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, ngứa dữ dội ở một hay nhiều vùng (thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân); nặng hơn thì sẩn và mảng phát khắp toàn thân, kích thước có thể nhỏ hoặc cũng có thể lớn như cái đĩa. Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ huyết áp, sốc, bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Ngứa da do lạnh: Hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do cơ thể quá mẫn cảm lại bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch, xâm nhập các mô gây ngứa và sưng nề. Ngoài ra, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế cũng làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như acid organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Biểu hiện của tình trạng ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số bệnh nhân, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Biện pháp hạn chế ngứa do lạnh hiệu quả là vệ sinh da sạch sẽ nhưng khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm. Khi bị ngứa dữ dội kéo dài nên đến khám ở chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc vì nếu gãi nhiều sẽ gây xước da, nhiễm khuẩn và viêm da.

Viêm da cơ địa: thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái phát. Bệnh có tính chất gia đình. Thời tiết càng lạnh và khô hanh thì da người bệnh càng trở nên dày, khô, mốc trắng và ngứa. Vùng da dễ bị khô dày và tổn thương do gãi nhiều thường là nách, kẽ vú, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Có người không chịu được ngứa đã gãi nhiều nên vùng da này càng dày hơn trông như hằn cổ trâu. Việc điều trị không dễ bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng.

Nứt môi và nứt gót chân: Khi bị nứt môi, đầu tiên là môi bị khô, bong vảy, từ từ dẫn đến nứt, gây đau, chảy máu. Nếu không được điều trị đúng, môi sẽ bị chàm hóa, nhiễm khuẩn, gây ăn uống khó khăn và mất thẩm mỹ. Nứt gót chân với biểu hiện da dày lên, có những đường nứt dọc xung quanh gót chân hoặc ngón chân. Lâu ngày, những vết nứt dài ra và sâu hơn, gây đau đớn, chảy máu, đi lại khó khăn và dễ nhiễm khuẩn nếu không giữ sạch sẽ. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở chân

                                                   BS. Đinh Thị Thanh

Giữ ẩm cho da giúp ngăn ngừa bệnh da do lạnh

Việc phòng ngừa các bệnh da do thời tiết lạnh không quá khó. Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da sẽ lập ra hàng rào bảo vệ chống lại da khô và kích ứng. Nếu da nhạy cảm thì nên chọn những loại xà phòng không gây dị ứng, có độ pH trung tính, các sản phẩm không mùi, không màu, có chất dưỡng ẩm; uống đủ nước mỗi ngày (1,5 lít) dù mùa đông không khát để cung cấp độ ẩm cho da; giữ không khí trong nhà ẩm bằng cách đặt một chậu nước trong nhà; tắm nước ấm vừa không quá nóng, tốt nhất bằng vòi sen và không tắm quá lâu, tắm xong bôi lớp kem giữ ẩm như các loại kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, vitamnin E… như vaseline. Nếu các biểu hiện bệnh da do lạnh kéo dài cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

 

 

                                                               Theo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục