Là cơ quan đồng thực hiện dự án, ngành GD &ĐT đã phát huy tốt các sinh hoạt của Đoàn TN, mô hình sinh hoạt nhóm, trang bị cho học sinh kiến thức về SKSS, SKSS vị thành niên.  Trong ảnh: Học sinh trường THPT Yên Thủy trao đổi về SKSS vị thành niên trong giờ ngoại khóa.

Là cơ quan đồng thực hiện dự án, ngành GD &ĐT đã phát huy tốt các sinh hoạt của Đoàn TN, mô hình sinh hoạt nhóm, trang bị cho học sinh kiến thức về SKSS, SKSS vị thành niên. Trong ảnh: Học sinh trường THPT Yên Thủy trao đổi về SKSS vị thành niên trong giờ ngoại khóa.

(HBĐT) - Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã có hơn 10 năm đồng hành, tài trợ cho công tác DS /KHHGĐ tỉnh ta. Giai đoạn 2006-2011, với dự án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ CSSKSS, tập trung vào những vùng khó khăn tỉnh Hoà Bình”, Quỹ đã góp tháo gỡ nhiều khó khăn cho công tác này. Đặc biệt cùng với Sở y tế (cơ quan chủ trì thực hiện) đã có 11 cơ quan, ngành, đoàn thể tham gia thực hiện dự án...

 

Dự án đã hướng tới mục tiêu chung là góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân; cải thiện chất lượng và tăng tiếp cận các dịch vụ CSSKSS; cải thiện việc thực hiện chính sách và các chương trình liên quan đến dân số và phát triển, đến SKSS và lồng ghép giới. Cụ thể hơn đó là các vấn đề làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh; phòng - chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục /HIV; CSSKSS vị thành viên. Để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong sự định hướng, chỉ đạo chung của tỉnh, đơn vị chủ trì và các ban, các tiểu ban, các ngành hữu quan và 11 huyện, thành phố đã có sự phối hợp đồng bộ, ăn ý. Kế hoạch thực hiện, các bước tiến hành từ công tác tuyên truyền, vận động đến các phần việc liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật đều được thể hiện trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa các bên. Trong đó, công tác tuyên truyền được xác định giữ vị trí tiên phong, trong đó, sự ra quân không chỉ là các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như Báo Hoà Bình, Đài PT -TH tỉnh mà còn có sự tham gia của hàng ngàn cán bộ, CTV, tuyên truyền viên của ngành Y tế, Tỉnh Đoàn TN, Hội PN, Hội ND tỉnh tại cơ sở. Các mô hình tuyên truyền lồng ghép, sinh hoạt CLB, quán cà phê, kịch tương tác, sân khấu hoá, thông tin lưu động, giao lưu với nhà chuyên môn, nhà thuốc thân thiện... đã phát huy hiệu quả. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được thụ hưởng dự án và thực sự là chân rết của dự án vươn tới tận mỗi gia đình, xóm bản... Các huyện, thành phố được lựa chọn trong phạm vi thực hiện dự án như thành phố Hoà Bình, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Lương Sơn đã thể hiện được trách nhiệm và kết quả thực hiện rõ nét ở nhiều khâu, nhiều phần việc. Trong giai đoạn 2006-2011, dự án đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu và các chỉ số cần thiết; đã góp phần quan trọng vào chất lượng công tác DS /KHHGĐ nói chung, công tác CSSKSS nói riêng. Trong khuôn khổ dự án: năng lực cung cấp các dịch vụ CSSKSS của các tuyến, đặc biệt là tuyến xã được nâng lên. 86,7% trạm y tế có khả năng cung cấp 3 loại phương tiện tránh thai hiện đại; 100% số trạm đã cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh, dịch vụ tư vấn, khám và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản. Hàng ngàn lượt cán bộ y tế được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và chuyên môn. Năng lực cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa và CSSK sơ sinh của cán bộ các tuyến đã có bước tiến bộ rõ nét. Từ các hoạt động của dự án, nhận thức và hành vi của cộng đồng đã tạo được bước tiến đáng kể; góp phần tạo đà cho toàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng về DS /KHHGĐ và CSSKSS. Mức sinh thay thế đạt mục tiêu đề ra, ổn định quy mô dân số, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và duy trì ở mức 1,12%; giảm mạnh số người sinh con thứ 3 (< 5%). Về CSSKSS, giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 34,8/100.000 trẻ đẻ sống xuống 14/100.000 trẻ đẻ sống (mục tiêu quốc gia phấn đấu đến năm 2010 là 70/100.000 trẻ đẻ sống). Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi từ 23, 5‰ xuống còn 16,8‰ (mục tiêu quốc gia là 25‰). Giảm tỷ suất trẻ em dưới 5 tuổi từ 27, 8‰ xuống 19,1‰, vượt chỉ tiêu quốc gia đến năm 2015 là 19, 3‰. Kết quả đạt được của dự án đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong tỉnh, nhất là PN trong độ tuổi sinh đẻ; đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói -giảm nghèo, phát triển KT -XH của địa phương.

 

Đã tạo được nền tảng đó, tỉnh ta có nhiều điều kiện để từng bước tập trung giải quyết các vấn đề: tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (118 trẻ trai /100 trẻ gái); tình trạng bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng dân số (bệnh tan máu bẩm sinhb -Thalassemia); tình trạng nạo, phá thai hiện nay vẫn còn cao so với số ca đẻ; vai trò của nam giới trong công tác DS /KHHGĐ và CSSKSS chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ SDD, nhất là thể thấp còi còn cao so với cả nước (22,7%)  trong khi mức trung bình của cả nước là 20%).

 

 

                                                                             Bùi Huy

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục