Thực nghiệm khoa học đã chứng minh: có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa hoạt động thể lực và khối lượng xương. Người nào càng năng hoạt động thì xương càng chắc khỏe và ngược lại, những ai ít hoạt động thì xương bị mềm yếu, nguy cơ thưa xương, loãng xương đã cận kề.

Hoạt động thể lực làm cho xương chắc khỏe

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: có liên quan tỷ lệ thuận giữa hoạt động thể lực và khối lượng xương. Trong cơ thể, tùy vị trí và sự tác động của cơ bắp khi vận động mà có mật độ xương khác nhau. Chẳng hạn ở người chăm lao động hoặc tập luyện như các vận động viên thể thao, mật độ chất khoáng cao thấy ở xương đùi, xương cánh tay, xương gót, xương sống và xương bàn chân hơn hẳn so với người bình thường cùng lứa tuổi và cân nặng. Vận động viên chạy cự ly dài có hàm lượng chất khoáng trong xương cao hơn tới 20% so với những người bình thường.
 
 Loãng xương chậu do ít vận động.
Nữ vận động viên và nữ sinh đều có nhiều chất khoáng trong xương hơn là người bình thường. Đặc biệt, phụ nữ sau tuổi mãn kinh mà hoạt động tích cực về thể lực thì mật độ xương càng khác biệt nhiều so với phụ nữ mãn kinh ít hoạt động. Nếu bạn là phụ nữ thích khiêu vũ và đi bộ thì đó là một việc làm rất đáng biểu dương bởi vì cả hai hoạt động này đều giữ cho bộ xương tốt nhất ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Bạn sẽ trẻ khỏe hơn hẳn so với những phụ nữ mãn kinh mà không tham gia hai môn này hoặc ít hoạt động. 
 
Sự chênh lệch mật độ xương càng thấy rõ ở độ tuổi cao hơn. Ví dụ người từ 50-70 tuổi năng hoạt động có mật độ chất khoáng trong xương cao hơn 40% so với người không hoạt động cùng độ tuổi. Người ta thấy rằng, từ 50 tuổi trở lên thì các hoạt động thể lực có tác dụng lên bộ xương càng lớn.
 
Ở người cao tuổi, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng có lợi của hoạt động thể lực kể cả khi đó là liều lượng hoạt động thấp như đi bộ và tập 1 giờ, với 2-3 lần/tuần. Ở xương chày của người cao tuổi, chỉ sau 16 tháng tập luyện, chất khoáng trong xương tăng cao hơn khoảng 5-10% so với trước lúc tập luyện hoặc so với người không tập luyện.

Trọng lực và vận động ảnh hưởng đến xương

Tác dụng của “sức hút trái đất”: khối lượng cơ thể tỷ lệ thuận với khối lượng xương, đó là tác dụng của trọng lực. Nghiên cứu ở các nhà du hành vũ trụ cho thấy: tình trạng mất trọng lực khi lên cao đã gây ra sự bài tiết canxi nhanh chóng qua nước tiểu và làm tổn hao chất khoáng hóa của xương. Những biến đổi này tuy có thể phục hồi nhưng không hoàn toàn.

Hàm lượng chất khoáng của xương tăng cao tại chỗ vận động nhiều. Điều này được thực nghiệm và chứng minh ở các vận động viên quần vợt: ở xương của tay cầm vợt có mật độ cao hơn hẳn ở tay không cầm vợt. Tác dụng tại chỗ này cũng thấy rõ ở vận động viên bóng chày và vận động viên chạy.

 Muốn xương chắc khỏe, mọi người nên năng hoạt động thể lực.

Cường độ tập luyện càng cao thì mật độ chất khoáng trong xương càng nhiều và xương càng chắc khỏe. Tuy nhiên, cường độ tập luyện phải phù hợp với độ tuổi và sức khỏe mới có tác dụng tốt cho xương. Chạy dai sức và chơi tennis nâng cao khối lượng xương ở người trên 50 tuổi. Trái lại, ở tuổi 45 mà bạn còn tập cử tạ thì lại mất đi phần chất khoáng trong xương mà bạn có được khi hoạt động ở tuổi 20-25. Như vậy, một sự tích lũy vốn xương ở tuổi trẻ có thể không kéo dài được suốt đời. Do đó, các chuyên gia khuyên: bạn nên tiếp tục một môn hoạt động thể lực suốt đời hơn là hoạt động rất nhiều trong một thời kỳ. 

Hoạt động cơ bắp: khi vận động, các bắp thịt đặt tải lên bộ xương nên có liên quan giữa mức độ hoạt động cơ bắp và sự cứng rắn của xương. Cơ bắp khỏe thì xương khỏe. Nghiên cứu cho thấy: vùng bắt chéo của cơ thắt lưng có tỷ lệ thuận với khối lượng xương của các xương sống. Ở người cao tuổi, do ít hoạt động, tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở háng, cổ tay, xương cánh tay và các xương khác tăng. Sức nắm tay yếu là dấu hiệu chỉ điểm cho nguy cơ ngã và gãy xương liên tiếp ở người cao tuổi. Rõ ràng có mối tương quan giữa hệ cơ bắp và chất lượng xương đối với nguy cơ ngã và gãy xương. Từ đó cho thấy việc luyện tập thể dục đối với người cao tuổi rất có hiệu quả phòng ngừa tai nạn ngã và gãy xương.

Tác hại của tình trạng không hoạt động: nếu bạn không hoạt động có tác dụng xấu cả với cơ bắp lẫn bộ xương. Trường hợp bạn nằm nghỉ (do bệnh tật) gây ra sự giảm sút khối lượng xương khoảng 1% mỗi tuần. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất khoáng đều có thể mất và trạng thái ổn định sẽ đạt được khi đã mất 30-40% chất khoáng của xương. Sự mất chất khoáng của xương như vậy không nhất thiết đi kèm sự mất khối lượng thân thể, nghĩa là bạn vẫn không bị sụt cân. Điều nguy hiểm là sự teo xương bởi trạng thái mất trọng lượng hoặc nằm lâu quá không hồi phục hoàn toàn.

Tuy bộ xương còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, bệnh tật, việc sử dụng thuốc chữa bệnh, hormon… nhưng rõ ràng là hoạt động thể lực có lợi ích làm cho xương chắc khỏe ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, tất cả chúng ta muốn xương chắc khỏe đều phải năng hoạt động. 

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cấu trúc màng não.
Không có hình ảnh
Học sinh trường tiểu học Tân Pheo A (Đà Bắc) được cô giáo hướng dẫn tận tình về sức khỏe giới tính phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Khuyến cáo mới trong phòng ngừa ung thư

Nhân dịp năm mới, tạp chí Prevention của Mỹ cập nhật, giới thiệu một số cách phòng ngừa bệnh ung thư mới ở phụ nữ dựa trên các nghiên cứu lâm sàng do Trung tâm ung thư Moffitt của Mỹ thực hiện.

Dáng đi “tố” tính cách và sức khỏe

Nhìn dáng đi của một người, dù có quen biết hay không, bạn vẫn có thể đoán biết tâm trạng của họ. Chẳng hạn bạn gặp một người bước đi nặng nề, hai vai rũ xuống thì chắc chắn trong lòng anh ta cũng đang nặng trĩu còn nếu thấy một người bước đi nhanh hơn bình thường, có thể anh ta đang có chuyện vui… Tuy nhiên, dáng đi của mỗi người không chỉ tiết lộ tâm trạng của họ tại một thời điểm mà còn tiết lộ nhiều hơn về sức khỏe, tính cách và cả “chuyện ấy”.

Giúp bé 'mê tít' món rau

Nếu con bạn không thích ăn rau, bạn cần một vài 'chiêu trò' để 'dụ dỗ' bé! Một vài mẹo hay dưới đây rất hiệu quả cho mẹ để giúp bé thích ăn rau đấy!

Để chất béo không là “sát thủ”

Chất béo là một trong các chất dinh dưỡng cơ bản rất cần cho sức khỏe con người. Nhưng ở thái cực khác, khi cơ thể dư thừa chất béo thì lại có hại cho sức khỏe, phát sinh nhiều bệnh tật, nhất là bệnh tim mạch. Làm sao để giảm chất béo? Giảm chất béo nào? Giảm tới mức nào? Báo SK&ĐS giới thiệu cùng bạn đọc bí quyết ăn chất béo có lợi cho sức khỏe.

Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là một vấn đề lâm sàng rất thường gặp, đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư.

10 bài thuốc giúp trị bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh do virut thuộc nhóm RNA Paramyxovirus gây nên. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban đặc hiệu ngoài da. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Bệnh hay phát vào mùa đông - xuân và dễ phát triển thành dịch. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị. Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục