Cấu tạo giải phẫu cơ quan hô hấp.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong những ngày Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc virut gây bệnh, trẻ khỏe hít thở phải nên bị lây nhiễm.
Nghe tiếng ho, đoán bệnh của trẻ
Ở người bình thường, đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Ho là triệu chứng chủ yếu của các bệnh đường hô hấp ở trẻ em cũng như ở người lớn. Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm đường hô hấp trên, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi…
Các bệnh hô hấp thường gặp
Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp) là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong mùa xuân. Trẻ thường ho kèm theo chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt nhưng không khó thở.
Cách xử lý: Ho là một phản ứng của cơ thể để tống các chất lạ hoặc chất nhầy tiết nhiều quá ra khỏi các ống dẫn khí. Bởi vậy, ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể nên nhiều khi không nên tìm cách ngăn cản triệu chứng ho.
Một số thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại, làm cho trẻ khó thở. Nên cho trẻ dùng các loại thuốc có tác dụng làm loãng cả chất nhầy để dễ tống chúng ra ngoài (nhỏ mũi bằng natriclorua 0,9%). Chỉ khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì mới cho uống thuốc ho và an thần (như theralene…) để làm dịu cơn ho như trong trường hợp bị ho gà.
Viêm amidan hốc mủ. |
Viêm phế quản: Là bệnh hay gặp ở trẻ lớn trên 5 tuổi. Trẻ thường có các triệu chứng như sốt, ho nhưng không thở nhanh hoặc co rút lồng ngực nếu được chữa trị sớm bằng một thuốc kháng sinh. Thường thì bệnh khỏi trong vòng vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài tới 1-2 tuần, nhất là với các cháu chưa biết cách khạc đờm.
(HBĐT) - Năm 2011, huyện Đà Bắc là một trong 3 huyện đứng đầu trong công tác DS -KHHGĐ toàn tỉnh với nhiều chỉ tiêu thực hiện dịch vụ KHHGĐ hoàn thành trên 100%, thậm chí là trên 200%. Đây là tín hiệu vui mà một huyện vùng cao đạt được, hứa hẹn một sự ổn định về dân số, sự phát triển KT -XH bền vững.
Nhân dịp năm mới, tạp chí Prevention của Mỹ cập nhật, giới thiệu một số cách phòng ngừa bệnh ung thư mới ở phụ nữ dựa trên các nghiên cứu lâm sàng do Trung tâm ung thư Moffitt của Mỹ thực hiện.
Nhìn dáng đi của một người, dù có quen biết hay không, bạn vẫn có thể đoán biết tâm trạng của họ. Chẳng hạn bạn gặp một người bước đi nặng nề, hai vai rũ xuống thì chắc chắn trong lòng anh ta cũng đang nặng trĩu còn nếu thấy một người bước đi nhanh hơn bình thường, có thể anh ta đang có chuyện vui… Tuy nhiên, dáng đi của mỗi người không chỉ tiết lộ tâm trạng của họ tại một thời điểm mà còn tiết lộ nhiều hơn về sức khỏe, tính cách và cả “chuyện ấy”.
Nếu con bạn không thích ăn rau, bạn cần một vài 'chiêu trò' để 'dụ dỗ' bé! Một vài mẹo hay dưới đây rất hiệu quả cho mẹ để giúp bé thích ăn rau đấy!
Chất béo là một trong các chất dinh dưỡng cơ bản rất cần cho sức khỏe con người. Nhưng ở thái cực khác, khi cơ thể dư thừa chất béo thì lại có hại cho sức khỏe, phát sinh nhiều bệnh tật, nhất là bệnh tim mạch. Làm sao để giảm chất béo? Giảm chất béo nào? Giảm tới mức nào? Báo SK&ĐS giới thiệu cùng bạn đọc bí quyết ăn chất béo có lợi cho sức khỏe.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là một vấn đề lâm sàng rất thường gặp, đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư.