Rau trái giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số chất đặc biệt khác nên có thể giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim mạch, đột qụy, ổn định huyết áp, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột, bảo vệ mắt... Ngoài ra, rau trái còn cho chúng ta làn da khỏe mạnh, hồng hào. Ðặc biệt, rau trái được xem là phương thuốc trường xuân bất lão rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu một số rau trái tốt cho sức khỏe.

 

Củ cải và cà rốt: Trong củ cải có các vitamin A, B1, B2, C với hàm lượng khá cao, lại giàu canxi, phốt pho, sắt, đường, các loại men... Cà rốt cũng có thành phần cấu tạo tương tự. Chính vì có hàm lượng vitamin A và C cao nên củ cải và cà rốt có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Vỏ củ cải và cà rốt tập trung nhiều vitamin A, đặc biệt là lượng canxi cao hơn thịt củ, vì thế, khi chế biến hai loại củ này không nên gọt vỏ mà chỉ cần rửa thật sạch rồi nấu chín.

Diếp cá: Chất decanoyl-acetaldehyd trong diếp cá có tác dụng tương tự như chất kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, E.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn Leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virut sởi, Herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virut. 

Đậu tương: Rất giàu các đạm, các axít amin cần thiết, nhiều vitamin B1, B2, B3, B6, E, các khoáng chất sapoin, flavon… Đậu tương là một trong những thực phẩm tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Không đơn thuần là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, đậu tương còn là một vị thuốc quý vì nó có khả năng phòng chống nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, loãng xương, gia tăng chức năng của hệ miễn dịch... nhờ chất isoflavone.

Giá đỗ xanh:

Dễ tiêu và chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là tính chất giải độc rất cao. Người ta thường dùng giá đỗ xanh để trị bệnh viêm thanh quản mất tiếng, mỏi cơ, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn, dễ sảy thai. Do rất giàu vitamin A, C và E nên giá đỗ xanh còn khử gốc tự do, chống lão hóa, làm đẹp da, chống ung thư (đặc biệt là ung thư vú, ung thư trực tràng), thoái hóa khớp, Parkinson, Alzheimer...

Mộc nhĩ đen: Chứa nhiều protid, chất khoáng, vitamin, lecithin, cephalin và sphingomyelin... đặc biệt hàm lượng sắt rất cao, vượt xa cả các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn... Mộc nhĩ đen thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc các chứng bệnh như xuất huyết, táo bón, viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu... Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, làm sạch dạ dày và ruột, chống lão hóa, kháng khuẩn, chống phóng xạ và ức chế một số chủng tế bào ung thư.     

Rau có màu xanh: Tất cả các loại rau có màu xanh được xem như loại thuốc chống suy nhược của tự nhiên. Đây cũng là nguồn axít folic tuyệt vời. Vì vậy, khi thấy mệt mỏi, hãy ăn nhiều rau xanh để bù đắp hàm lượng axít folic bị thiếu, bạn sẽ thấy cơ thể dễ chịu hơn.

Bưởi: Mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng: tép bưởi có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu; vỏ có tác dụng trị ho, giảm đau, kháng viêm, làm giãn mạch và bảo vệ thành mao mạch, hỗ trợ tiêu hóa, trị cảm cúm; hạt trị đau, thoát vị bẹn; lá bưởi giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm; nước ép từ tép bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng và có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp. Ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống bệnh tiểu đường.

Chuối: Chuối chín có nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ và khoáng chất, đặc biệt với hàm lượng kali rất cao và chứa đủ 10 loại axít amin thiết yếu của cơ thể, nên chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Với hàm lượng potassium tự nhiên rất cao, chuối giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch. Ngoài tác dụng nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị, chuối còn thanh nhiệt, giải độc, trị sỏi thận, sỏi mật, chữa bệnh loét dạ dày - tá tràng, chữa táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già.

Đu đủ: Protease trong đu đủ giúp phân giải protein thành axít amin, đồng thời phân giải protein khó tiêu hoá trong đường ruột, nên đu đủ chín là một vị thuốc chữa táo bón hết sức hiệu nghiệm. Ngoài ra, trái đu đủ còn có tác dụng phân giải mỡ rất nhanh.

Nho đỏ: Có khả năng chống lão hóa tuyệt hảo. Chất flavonoid giúp gián mạch ngoại vi và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất quenetin có tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống bệnh tim mạch. Một số chất trong trái nho có thể diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu. Chất resveratrol có những hoạt tính kháng ung thư. Các chất này, nhất là resveratrol lại tập trung ở vỏ và hạt. Vì vậy khi ăn nho có vỏ sẫm màu cần rửa sạch vỏ rồi ăn cả vỏ và hạt.

Táo: Các chất xơ và axít hữu cơ trong táo xúc tiến nhu động đường ruột, trong đó axít lactonic tăng tốc giải độc, các pectin có tác dụng phòng ngừa thức ăn thối rữa trong đường ruột. Ăn táo đều đặn thì những rủi ro về ung thư, tim mạch sẽ ở mức thấp nhất. Táo còn làm giảm lượng cholesterol trong máu. Các nhà khoa học khuyên, khi ăn táo nên ăn cả vỏ, nhất là táo chín, vì vỏ táo chứa một lượng lớn chất polyphenol kết hợp với flavonoid sẽ chống ôxy hóa hơn so với phần thịt bên trong quả. 

Xoài: Giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa beta caroten hơn bất cứ loại quả nào. Xoài cũng rất giàu chất chống ôxy hóa carotenoids (giống như beta caroten) và bioflavanoids. Những chất chống ôxy hóa mạnh này rất tốt cho hệ miễn dịch và hệ hô hấp, phòng chống bệnh ung bướu, tim mạch. Xoài không chỉ là nguồn cung cấp vitamin A mà còn rất giàu vitamin C (khoảng 76% nhu cầu vitamin C/ngày/người/1 cốc nước xoài).          

 

                                                                     Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục