Chiều 7-2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng dịch cúm ở người có cuộc họp bàn biện pháp đối phó tình trạng cúm A (H5N1) xuất hiện trở lại.
Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2012 đến nay, trên thế giới ghi nhận sáu người mắc cúm A (H5N1), trong đó có năm trường hợp tử vong tại: Cam-pu-chia, Trung Quốc, Ai Cập, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. Riêng tại nước ta, có hai trường hợp mắc cúm A (H5N1) ở Kiên Giang và Sóc Trăng và đều đã tử vong. Theo nhận định của các chuyên gia, sau gần hai năm không có ca mắc, nên chúng ta có phần lơ là với cúm A (H5N1), dẫn tới chẩn đoán và điều trị muộn. GS, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư nhận định, sự xuất hiện trở lại của cúm A (H5N1) ở phía nam không có gì đặc biệt, bởi vì nguồn gốc xảy ra ở người bắt nguồn từ gia cầm, trong khi gia cầm vẫn xảy ra các vụ dịch; đàn vịt lành mang trùng chiếm từ ba đến 5%. Trong khi đó, việc thực hành về chăn nuôi, sử dụng gia cầm vẫn còn khó khăn, quy mô nhỏ lẻ, việc buôn bán vận chuyển phổ biến, cho nên nguy cơ lớn.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay đã có ba địa phương là: Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày và có nguy cơ bùng phát ở nơi khác. Ðiều đáng lo ngại là đang có sự biến đổi nhánh của vi-rút cúm A (H5N1) trên gia cầm. Các cơ quan chuyên môn đã phát hiện sự phân nhánh vi-rút cúm A (H5N1) trên gia cầm thành hai nhóm. Nhóm a (nhóm cũ), vắc-xin chỉ đáp ứng 75% và nhóm b (loại chủng mới), vắc-xin hiện sử dụng không có tác dụng, nên nguy cơ lây lan trong gia cầm và sang người là rất lớn. Sự biến chủng vi-rút trong gia cầm mà chưa có vắc-xin là rất đáng lo, làm gia tăng nguy cơ ở người, cho dù các nghiên cứu cho thấy, chưa có sự biến chủng ở người và chưa có sự kháng thuốc. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, nguy cơ có khả năng kết hợp giữa cúm đại dịch và cúm H5N1 trên người, nên cần phải giám sát chặt chẽ trên cả gia cầm và người.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng dịch cúm ở người yêu cầu thời gian tới cần triển khai tích cực việc giám sát cúm A (H5N1) trên gia cầm và trên người; tập trung nghiên cứu sự biến đổi của vi-rút để kịp thời ứng phó. Người dân tuyệt đối không giết mổ gia cầm bị bệnh, không ăn tiết canh sống, thịt gia cầm chưa nấu chín. Khi có biểu hiện bệnh cần tới bệnh viện kịp thời. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho rằng, việc phát hiện muộn thì việc điều trị rất khó có kết quả. Cho nên, nếu ba ngày đầu phát hiện ra cúm, thực hiện ngay phác đồ điều trị nặng gấp đôi số lượng tamiflu sẽ giảm được tử vong. Hơn nữa, việc điều trị thở máy kết hợp cả lọc máu sẽ giảm nguy cơ tử vong rất nhiều.
Theo NhanDan
(HBĐT) - Tuy đã cắt một số xã về huyện bạn Lạc Thủy và Lương Sơn theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của Chính phủ, đến nay, Kim Bôi vẫn là một huyện lớn, dân cư đông. Cho đến nay huyện vẫn còn 17 xã thuộc diện vùng 135, có 12 xã thuộc khu vực CT 29. Cư dân sống ở Kim Bôi có tới 87,5% là dân tộc Mường, còn lại là các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm qua, huyện đã nỗ lực thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc và đã đạt được những kết quả thiết thực.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm gia cầm đang xuất hiện trở lại tại Việt Nam. Trong khi cả nước lo ứng phó với virus cúm gia cầm H5N1 thì trên địa bàn TPHCM, tình trạng bày bán tràn lan gia cầm, heo bệnh, heo không kiểm dịch vẫn diễn ra.
Dự thảo thông tư giá viện phí mới đã hoàn thành với sự đồng thuận của liên bộ: Y tế, Tài chính, Lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội. Đáng chú ý, đề xuất tăng giá viện phí tới đây có hơn 400 danh mục dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh về giá, nhiều hơn so với đề xuất ban đầu của Bộ Y tế…
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong những ngày Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc virut gây bệnh, trẻ khỏe hít thở phải nên bị lây nhiễm.
Thực nghiệm khoa học đã chứng minh: có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa hoạt động thể lực và khối lượng xương. Người nào càng năng hoạt động thì xương càng chắc khỏe và ngược lại, những ai ít hoạt động thì xương bị mềm yếu, nguy cơ thưa xương, loãng xương đã cận kề.
Ai đó là bác sĩ, nhất lại là bác sĩ Khoa Chấn thương thì đã quá quen với các tai nạn con mắt xẹp lép đầy máu, bệnh nhân đau đớn và khuôn mặt tái mét luôn miệng run rẩy hỏi “có cứu được không bác sĩ?”. Gia đình, người thân của họ thì đứng đầy ở ngoài.