Một quán ăn dùng gáo nhựa múc nước dùng và dùng tay trực tiếp thái thức ăn tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012.

Một quán ăn dùng gáo nhựa múc nước dùng và dùng tay trực tiếp thái thức ăn tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012.

(HBĐT) - Thức ăn sống, chín để gần nhau; các món ăn chế biến sẵn không che đậy; người bán hàng dùng tay không bốc, thái thức ăn, dùng gáo nhựa múc nước dùng chan bún, phở; khu rửa bát, đĩa không đủ nước sạch... Đó là thực trạng mà chúng tôi được chứng kiến tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012 tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch.

 

Thời điểm diễn ra lễ hội còn có mưa phùn, không khí ẩm ướt, nền đất, đường bê tông lép nhép, người qua lại chen chúc nhưng hàng chục quán ăn dã chiến, tạm bợ vẫn đông đúc người thản nhiên ngồi ăn. Từ trứng vịt lộn đến bánh rán, bún, phở, xúc xích nướng... có chỗ nơi để bánh cách mặt đất chỉ chừng hơn một gang tay. Bên cạnh đó là các mặt hàng như bánh, kẹo, đồ chơi cho trẻ em... bày la liệt trên các tấm nilon ngay sát mép đường. Chúng tôi hỏi một chị bán bún, bánh cuốn được biết, bình thường, chị bán ở thị trấn Mường Khến, nắm được thông tin có lễ hội nên đến nhận chỗ từ 2 ngày trước chứ không phải đăng ký hay xin phép ai. Điều đó đúng khi chúng tôi hỏi ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú, Trưởng BTC lễ hội có bao nhiều quầy bán thức ăn thì ông không nắm được. Như vậy, vấn đề vệ sinh ATTP tại Lễ hội gần như bị bỏ ngỏ.

 

Đồng ý với nhận định đó, ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế)  cho rằng, không chỉ riêng tại Lễ hội Khai hạ mà tại Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy), các chủ quán và nhân viên bán thức ăn không được tập huấn về VSATTP. Do đó, hầu hết đều có các vi phạm. Tại điểm du lịch văn hóa - tâm linh Đền Bờ thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) là la liệt các điểm nướng cá. Không ai dám chắc rằng tất cả số cá trước khi được nướng đều tươi?! Theo ông Bùi Quang Huấn, các loại thịt, cá, nhiệt độ nướng ở giữa tâm phải đạt từ 70oC trong thời gian từ 30 - 60 phút trở lên mới tiêu diệt được vi khuẩn thông thường. Cá nướng chưa chín, người ăn có thể nhiễm giun, sán, ký sinh trùng, gây bệnh sán lá gan... Cá lại thường được gói bằng giấy báo, loại giấy này thường có thành phần chì độc hại. Các lễ hội chủ yếu mới chỉ quan tâm đến phần lễ, phần hội, ANTT mà bỏ ngỏ vấn đề VSATTP. Theo Luật ATTP, thức ăn đường phố cũng có những quy định chặt chẽ nhưng thực tế lại chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều loại dịch bệnh lớn trước đây như tiêu chảy đều lây lan nhanh và có nguyên nhân từ việc sử dụng thức ăn đường phố. Những người bán hàng ăn tại các lễ hội hầu hết không được tập huấn về VSATTP. Nước rửa bát, đĩa, vật dụng, hóa chất tẩy rửa có điểm không đảm bảo, chưa kể người phục vụ có thể mang mầm bệnh và lây lan cho cộng đồng. Có những nhân viên vừa dùng tay bốc thịt sống, ngay sau đó lại quay sang bốc bún, bê thức ăn cho khách. Hàng quán lụp xụp, đồ dùng bẩn thỉu nhưng không ít người đành tặc lưỡi cho qua, ăn cho xong bữa mà không biết rằng có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Qua theo dõi, lễ hội còn là dịp để hàng nhái, kém chất lượng trà trộn. Tuy nhiên, bản thân những người dân lại chưa hiểu biết cách tự đảm bảo ATTP cho mình. Mặc dù chưa xảy ra những vụ ngộc độc cấp tính gây tử vong ngay nhưng có thể mắc các bệnh mãn tính khác. Trước những vấn đề đó, trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương chưa được nêu cao, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn. Tại các lễ hội, kinh doanh thực phẩm thường là mùa vụ nên quán ăn xập xệ. Lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, tập trung trong một thời gian cùng sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không sạch dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn. Cùng với thời tiết mùa xuân thường mưa phùn ẩm ướt, ruồi, chuột “ghé thăm” tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thức ăn dễ bị hư hỏng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các  bệnh lây lan qua thực phẩm là rất lớn.

 

Để bảo đảm ATVSTP trong mùa lễ hội, BCĐ VSATTP tỉnh đã phát động Tháng hành động Vì chất lượng VSATTP năm 2012 với chủ đề “Đảm bảo ATVSTTP dịp Tết và lễ hội”. Các huyện đã treo 330 băng rôn nội dung tuyên truyền về đảm bảo VSATTP. Riêng TPHB đã treo được 70 băng rôn tại các tuyến đường. Các đoàn thanh - kiểm tra từ tỉnh đến huyện đều kết hợp phát các tờ rơi, poster tuyên truyền cho các đối tượng SX, CB, KD thực phẩm. Chi cục ATVSTP đã chỉ đạo bằng văn bản đến các cơ sở phải treo băng rôn hưởng ứng. Đồng thời, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Song theo ông Bùi Quang Huấn cần có thêm các tổ chức CT -XH cùng tham gia tuyên truyền đến hội viên của mình để nâng cao hiểu biết và thay đổi hành vi. Đối với những người đi lễ nên chọn những cơ sở, quán ăn đảm bảo (có thể từ cảm quan như có đủ bàn, ghế sạch sẽ, người phục vụ đeo khẩu trang, găng tay...). Không ăn uống trong khu vực lễ hội hoặc nên chủ động chuẩn bị thức ăn sẵn mang theo. Chính quyền các địa phương cần tăng cường biện pháp quản lý đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bảo đảm các điều kiện thiết yếu như nước sạch, quầy tủ hàng, phương tiện bảo quản... kết hợp tổ chức tập huấn, giám sát, tăng cường kiểm tra.

 

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục